> Tái định cư dưới đường dây 500 KV
> Lưới điện quốc gia: Sống trong sợ hãi!
Ông Minh cho biết, lưới điện cao thế kéo dài suốt từ Bắc vào Nam. Do đó, ngay sau sự cố xe cẩu gây mất điện toàn khu vực miền Nam ở Bình Dương, Tổng Cty đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn hành lang lưới điện.
Vậy tại sao ngay tại khu vực TP Bình Dương - nơi vừa xảy ra sự cố gây mất điện vẫn còn tình trạng đe dọa vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao thế?
Sau sự cố gây mất điện tại Bình Dương vừa rồi, chúng tôi đã cho kiểm tra lại tất cả các khâu liên quan đến bảo vệ an toàn lưới điện. Chẳng hạn như việc ký cam kết với các chủ sở hữu đất và công trình cũng như công tác tuyên truyền đối với các đối tượng sinh sống, làm việc gần hành lang an toàn lưới điện... Còn những hiện tượng Tiền Phong nêu, tôi nghĩ là chưa vi phạm hành lang an toàn lưới điện.
Tuy nhiên, những hành vi này có thể dẫn đến nguy cơ vi phạm. Trường hợp họ đào đất đá cách 30m so với lưới điện là an toàn, nhưng ngay từ khi họ đào ở khoảng cách 40m, chúng tôi đã nhắc nhở rồi. Tuy nhiên, nếu như chúng ta không làm quyết liệt, nguy cơ họ lấn sát cột điện và xâm phạm hành lang an toàn lưới điện là có thể xảy ra.
Qua các bức ảnh đăng tải trên Tiền Phong, có thể rõ nguy cơ xâm phạm hành lang an toàn lưới điện. Tuy nhiên, nếu thực sự hành vi đã xâm phạm, chắc chắn sẽ bị đình chỉ ngay vì như vậy là đã vi phạm Luật Điện lực.
Khi phát hiện các hành vi có nguy cơ xâm phạm hành lang an toàn lưới điện, cán bộ ngành điện có đến tận hiện trường để kiểm tra?
Thực tế, nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao thế là nhiệm vụ quan trọng của EVN-NPT. Tuy nhiên, phải thừa nhận là việc tuyên truyền có nơi vẫn chưa tốt, hiệu quả.
Phó TGĐ TCty Truyền tải điện Quốc gia
Vũ Ngọc Minh
Khi phát hiện có hành vi lấn sát vào biên giới hành lang an toàn lưới điện, chắc chắn cán bộ ngành điện phải có mặt tại hiện trường để làm việc với đối tượng đang thi công.
Thông báo với họ làm như vậy là mất an toàn. Nếu họ cố tình tiếp tục xâm phạm, sẽ phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản. Với các vi phạm tại Nghệ An và Hà Tĩnh, trách nhiệm là của Cty Truyền tải Điện 1, mà chịu trách nhiệm trực tiếp là Truyền tải điện Nghệ An và Hà Tĩnh.
Vậy các đơn vị thành viên có báo cáo Tổng Cty về những hành vi xâm phạm hành lang an toàn lưới điện hay không?
Hàng tháng, các đơn vị thành viên có trách nhiệm gửi báo cáo về Ban kỹ thuật của EVN-NPT để theo dõi. Thậm chí, để hiệu quả, chúng tôi còn ký hợp đồng trực tiếp với cơ quan công an để bảo vệ hệ thống cột điện, tránh các hành vi xâm phạm.
Để bảo vệ an toàn hành lang lưới điện, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng?
Đúng vậy. Hàng tháng, hàng quý, phía truyền tải điện thường tổ chức giao lưu tặng quà, hỗ trợ gia đình chính sách, hộ nghèo, xây nhà tình nghĩa… cũng như phát tờ rơi tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện. Hầu hết các Cty truyền tải điện đều làm từ rất lâu rồi chứ không phải chỉ khi đường dây 500kV đi vào hoạt động mới làm
. Thực tế, nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao thế là nhiệm vụ quan trọng của EVN-NPT. Tuy nhiên, phải thừa nhận là việc tuyên truyền có nơi vẫn chưa tốt, hiệu quả.
Thực tế, nếu chỉ có ngành truyền tải nỗ lực nhưng chính quyền địa phương không đồng hành cũng rất khó để bảo vệ hành lang an toàn lưới điện quốc gia.
Ông có thể cho biết, hiện nay trên toàn tuyến đâu là điểm nóng về xâm phạm hành lang an toàn lưới điện?
Cũng có một số nơi. Tuy nhiên, các đơn vị vận hành đường dây thông thường họ đều có báo cáo hàng tháng về các điểm nóng để có những biện pháp xử lý.
Sau sự cố gây mất điện toàn miền Nam tại Bình Dương, Tổng Cty đã đi khảo sát toàn tuyến chưa?
Việc kiểm tra như tôi đã nói là theo định kỳ và là việc làm thường xuyên. Tới đây, chúng tôi sẽ tiến hành tổng kiểm tra an toàn hành lang lưới điện trên địa bàn toàn quốc. Những địa điểm Tiền Phong phản ánh, chúng tôi cũng sẽ cho kiểm tra lại xem có tồn tại nữa không.
Tôi cho rằng, những hành vi vi phạm Tiền Phong phản ảnh có thể dẫn đến nguy cơ, uy hiếp an toàn lưới điện thì chưa. Thường những vụ xâm phạm kiểu này sẽ nhanh chóng được phát hiện ra và sẽ có biện pháp để can thiệp.
Cảm ơn ông!
Phong Cầm
Thực hiện
Bị thương nặng vì trèo lên cột điện 500 KV
Ngày 5/6, hai em Lê Ngọc Đức và Trần Đình Pháp (SN 1996, trú tại xã Cẩm Thịnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trèo lên cột điện 500KV dùng sào khều tổ chim bị điện phóng vào người gây thương tích nặng và gây sự cố điện đối với truyền tải điện Hà Tĩnh - Đà Nẵng.
Em Đức bị bỏng nặng ở cánh tay, ngực, còn em Pháp bị thương ở mắt, đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh và Trung tâm Mắt Hà Tĩnh. Sự việc xảy ra tại cột điện số 868, đường dây cao áp 500KV Bắc - Nam (đoạn qua xã Cẩm Thịnh).
* Ngày 7/6, Tiền Phong đã nhận được công văn phản hồi của Giám đốc Truyền tải Điện miền Đông 1 liên quan tới bài báo “Lấy trụ điện cao thế làm nhà”.