Quán cà phê có 40 con rắn, thằn lằn, kỳ đà ở Hà Nội

40 cá thể bò sát gồm các loại trăn, rắn, kỳ đà, nhím, sóc... được trưng bày tại một quán cà phê dành cho người yêu thích động vật. Khách uống cà phê có thể chơi đùa cùng chúng.

Pet Cafe là quán cà phê có nhiều loài bò sát nhất Hà Nội nằm trên phố Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Chủ quán là Nguyễn Minh Nghĩa (ảnh).

Đây cũng được coi như trụ sở của Câu lạc bộ những người yêu thích động vật và thiên nhiên, với trên 3.000 thành viên. Trong ảnh là một khách hàng vừa uống nước vừa làm quen với chú rắn sữa 3 tuổi rưỡi. Đây là loài rắn có nguồn gốc ở vùng Đông Bắc Mexico, và là loài vật được chủ quán thích nhất.

Nguyễn Minh Nghĩa là người đam mê các loài thú, đặc biệt là bò sát. Anh bắt đầu với thú chơi này từ hơn 8 năm trước từ loài kỳ nhông Việt Nam.

Chủ quán chia sẻ, thú chơi này rất công phu, tỷ mẩn và đòi hỏi nhiều đam mê.

Một con rắn xanh Việt Nam được khách hàng cầm trên tay chơi.

Các con thú của anh phần lớn được nuôi từ khi còn rất nhỏ, thậm chí có con còn chưa mở mắt, nên phải tốn rất nhiều thời gian và công sức cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và thuần hoá.

Ngày ngày, ngoài việc cho ăn, tắm rửa, phơi nắng cho chúng thì người nuôi còn phải dành thời gian để giao tiếp, chơi đùa với chúng. Đây là một cặp đôi rắn quý giá của ông chủ đang chơi tự do trên ghế sofa trong quán.

Khi bước vào quán, khách lạ không khỏi ngạc nhiên, thậm chí có phần sợ hãi khi gặp những thú cưng của quán, nhưng sau khi được các thành viên giải thích lại tỏ ra thích thú, thậm chí không ngại đụng chạm.

Còn các loài vật ở quán cũng nhanh chóng quen với người lạ. Chú sóc này không hề e dè khi lấy thức ăn từ tay một vị khách mới.

Chú trăn bóng (ball python) 3 tuổi thoạt nhìn đầy dữ tợn, nhưng thực chất rất hiền lành.

Các loài bò sát của quán đều nằm trong danh sách thú cảnh trên thế giới. Chủ quán cho biết, để thuần dưỡng được một con phải miệt mài từ 6 - 8 tháng.

Một chú kỳ nhông Nam Mỹ có tên Iguana (6 tuổi) rất to nằm trong tủ kính.

Mất nhiều công sức người chủ mới thuần hóa được chú Iguana này.

Trong bộ sưu tập của Nguyễn Minh Nghĩa còn có những chú nhím cảnh bé nhỏ, dễ thương.

Chủ quán tiết lộ, do các loài bò sát đều là động vật có nhóm máu lạnh, nên điều kiện môi trường cho chúng cũng phải đảm bảo sao cho giống với tự nhiên.

'Nuôi trong lồng thì không khó, vì đa phần thức ăn đều là những thứ dễ kiếm, nhưng về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thì không đơn giản', Nghĩa nói.

Lồng nuôi ở quán được lắp đặt các loại đèn chiếu sáng có đặc tính khác nhau. Khu vực của rắn được lắp bóng UVB cung cấp vitamin và canxi. Bóng UVA sinh nhiệt giúp tiêu hoá thức ăn, bóng Power sun (được nhập từ Thái Lan) dùng cho các loại kỳ đà, kỳ nhông.

Thức ăn cho các loài kỳ nhông là rau, củ, quả. Thức ăn của trăn, rắn, kỳ đà có thể là chuột, gà, dế... Riêng thức ăn của các loại rắn nhỏ phải nhập từ nước ngoài về.

Hiện đã có nơi chuyên bán các loại thức ăn này, nên việc nuôi dưỡng cũng dễ dàng và đỡ tốn kém hơn trước. Ngoài ra, vì các vật nuôi đều sống trong nhà nên phải cho ăn vitamin và canxi dạng bột, để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Mỗi tháng bầy thú nuôi của Nghĩa tốn khoảng 6-7 triệu đồng thức ăn. Trong ảnh, chú sóc nhỏ được chủ quán nuôi từ khi chưa mở mắt.

Gần đó, một chú tắc kè hoa có tên Chameleon đang ăn một con dế.

Con thằn lằn Nam Mỹ đang "dạo chơi" trên bàn cà phê.

Thức ăn cho các loài rắn nhỏ chủ yếu là chuột bạch bao tử.

Thức ăn của thằn lằn là chuột, gà hoặc dế.

Khách có thể nghịch với những con trăn, rắn thoải mái mà không sợ bị cắn.

Theo Theo Zing