Kết quả mà các nhà khoa học có được đó là hàng loạt sinh vật biển như bạch tuộc, sao biển, cua biển Yeti… sống ở độ sâu 2.400m mà tưởng chừng khó có loài nào sống được.
Theo lý giải của các nhà khoa học, những loài sinh vật đặc biệt này có thể tồn tại dưới sâu là nhờ những lỗ thông thủy nhiệt được hình thành từ vùng địa chất núi lửa phun trào.
Có hơn 20 loài sinh vật mới được khám phá, trong đó có nhiều loài đặc sắc như cua Yeti dài 16cm, bạch tuộc, sên biển và thậm chí cả cỏ chân vịt.
Ở độ sâu 2.400m, những loài sinh vật này không thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, cơ thể của chúng nhận được nguồn năng lượng hóa chất có độc tính.
Các nhà nghiên cứu sinh học đến từ trường Đại học Oxford và Southampton (Anh) đã khảo sát khu vực biển khơi nước Anh và khẳng định, sự tồn tại của những loài sinh vật biển giúp chúng ta giải thích về nguồn gốc cuộc sống.
Nguyễn Thủy
Theo Dailymail