Cá trắm
Cá trắm rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, mật cá trắm chứa alcool gây xuất huyết và tổn thương nội tạng, đặc biệt là ống thận. Vì vậy, khi chế biến loại cá này, bạn cần cẩn trọng loại sạch hết mật để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình.
Sò huyết
Trong sò chứa nhiều chất dinh dưỡng với nguồn chất đạm phong phú, ít mỡ, nhiều khoáng. Tuy nhiên, sò huyết chứa nhiều virus và vi khuẩn tồn tại bao gồm cả bệnh kiết lị, thương hàn, viêm gan A... Do vậy, để đảm bảo an toàn, tránh ngộ độc thực phẩm, chỉ ăn sò huyết sau khi đã nấu kỹ.
Gan và buồng trứng cóc có chứa chất cực độc bufotoxine, nếu ăn phải có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn. Những người bị ngộ độc gan và trứng cóc có thể có các biểu hiện như bị chướng bụng, đau bụng trên rốn, nôn mửa, tiêu chảy, hồi hộp, tim đập nhanh.
Nếu không được chữa trị kịp thời, nạn nhân có thể rơi vào tình trạng truỵ tim mạch, rối loạn cảm giác, chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, khó thở, ngừng thở, ngừng tim… Do đó, chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không ăn gan và trứng cóc. Ngoài ra, trong quá trình làm thịt, nếu để những bộ phận này vướng vào thịt cóc cũng rất nguy hiểm.
Khoai tây
Khoai tây để lâu ngày hoặc để chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ khoai đã chuyển sang màu xanh thì hàm lượng chất độc solanin trong khoai tăng lên rất cao. Triệu chứng ngộ độc là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở.
Sứa biển
Sứa còn sống chứa nhiều độc tố, vô tình chạm phải sẽ gây dị ứng, rát, bỏng. Theo các chuyên gia y tế, độc tố của sứa biển khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu chảy kéo dài, mạch nhanh, nhỏ, tụt huyết áp… Để bảo đảm an toàn, phải chế biến sứa thật kỹ, ngâm sứa qua ba lần trong nước muối, phèn cho hết độc… rồi mới sử dụng.
Trong sắn có chứa chất độc xyanua. Khi luộc, nhất là luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc. Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua trong sắn là lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.
Ớt
Quả ớt chứa trong lớp vỏ của nó chất capsaicin, là một chất gây cảm giác cay và nóng khiến cho bạn có cảm giác ngon khi ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, cơ thể bạn sẽ không chịu nổi, tê liệt vị giác và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Xyanua là chất gây độc trong măng. Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính. Do đó, khi chế biến măng, bạn nên làm theo là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 - 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.
Hạt táo có chứa chất amygdalin, chất này sẽ chuyển hóa thành hydrogen cyanide, dẫn tới nôn mửa, chóng mặt khi ăn ít và suy thận, hôn mê khi hấp thu một lượng lớn.
Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì cơ thể có thể xử lý một lượng nhỏ. Điều này tương tự với những loại quả: mận, đào, anh đào, lê và mơ. Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm vương quốc Anh khuyến cáo người dân không ăn nhiều hơn hai hạt mơ mỗi ngày. Với trẻ em, chỉ nuốt vài hạt có thể gây bệnh và trong một số trường hợp có thể gây tử vong.
Cá nóc
Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Nhật rất chú trọng đến việc hướng dẫn người dân cách chế biến loại cá này. Ngay khi đánh bắt, người sử dụng phải lột nội tạng của cá nóc ngay lập tức, khi ăn cũng tránh loại đã chết, ươn.
Sở dĩ trứng cá nóc rất độc là bởi trong đó có chứa tetrodotoxin (C11H17O8N3), chất độc thần kinh, rất độc, gây tử vong cao. Đặc biệt, tetrodotoxin tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ, nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại.
Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thũng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
Vỏ củ cải
Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được làm chín ở nhiệt độ cao, củ cải sẽ mất đi độc tố.
Khoai lang có đốm đen
Khoai lang khi để lâu hoặc để trong môi trường không đảm bảo sẽ xảy ra hiện tượng bị lốm đốm đen hoặc thối rữa, mốc meo, phân hủy. Khi khoai bắt đầu có những đốm đen, các chất dinh dưỡng bên trong sẽ mất dần tác dụng, khoai sẽ trở nên bị cứng và có vị đắng. Ăn khoai đốm đen sẽ gây hại đặc biệt cho gan, đồng thời chất độc ở trong khoai sẽ không phân hủy được kể cả khi đã nấu chín, tích trữ trong cơ thể gây hiểm họa khó lường.