Nhật thực một phần
Ngày 9/3/2016 sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần khi Mặt Trăng hoàn toàn che khuất Mặt Trời. Nhật thực toàn phần có thể quan sát được ở các vùng thuộc trung Indonesia và Thái Bình Dương. Nhật thực một phần sẽ được nhìn thấy ở hầu hết miền Bắc Australia và Đông Nam Á. Việt Nam sẽ quan sát được hiện tượng nhật thực một phần
Nguyệt thực nửa tối: xảy ra hai lần
Ngày 23 tháng 3, nguyệt thực nửa tối diễn ra khi Mặt Trăng đi một phần vào vùng bóng tối hoặc vùng nửa tối của Trái Đất. Quá trình này, Mặt Trăng sẽ tối đi một chút, nhưng không tối hoàn toàn. Hầu hết phía đông châu Á, phía đông châu Đại Dương, Thái Bình Dương, và bờ biển phía tây của Bắc Mỹ, bao gồm Alaska có thể quan sát hiện tượng này.
Lần nguyệt thực nửa tối thứ hai diễn ra vào16 tháng 9. Khu vực có thể quan sát là phía đông châu Âu, Á và phía tây châu Đại Dương.
Tàu vũ trụ thám Juno đến Sao Mộc
Ngày 4/7, tàu vũ trụ Juno của NASA đến Sao Mộc sau cuộc hành trình 5 năm. Juno được ra mắt vào ngày 5 tháng 8 năm 2011 và sẽ được đưa vào quỹ đạo của Sao Mộc khoảng ngày 4 tháng 7 năm 2016. Từ quỹ đạo này, tàu vũ trụ sẽ nghiên cứu khí quyển và từ trường của Sao Mộc. Juno vẫn sẽ ở trong quỹ đạo cho đến tháng 10 năm 2017, khi đó tàu vũ trụ sẽ đâm vào Sao Mộc.
Siêu Trăng: Năm 2016 siêu trăng xuất hiện ba lần
Siêu trăng xuất hiệ khi Mặt Trăng nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Nhờ vậy, Mặt Trăng sẽ đạt điểm cực cận với Trái Đất và có thể nhìn thấy nó lớn hơn và sáng hơn so với bình thường. Lần siêu trăng thứ nhất xảy ra vào 16/10, lần thứ 2 vào 14/11 và lần thứ ba vào 14/12
Sao Thủy băng qua Mặt Trời
Ngày 9 tháng 5 xảy ra hiện tượng Sao Thủy đi qua Mặt Trời, đây là hiện tượng thiên văn hiếm gặp, chỉ xảy ra vài năm một lần. Lần tiếp đến xảy ra sự kiện này là năm 2019, và sau đó nữa là 2039. Hiện tượng này có thể quan sát được tại Bắc Mỹ, Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ và một phần châu Âu, Á, Phi. Trong đó, địa điểm quan sát được toàn bộ sự kiện này là miền Đông nước Mỹ và miền Đông của Nam Mỹ
Nhiều trận mưa sao băng đẹp: Năm 2016 sẽ có nhiều trận mưa sao băng đẹp, trong đó lớn nhất là hai trận mưa sao băng Perseids, đạt cực đại vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/8 và trận mưa sao băng Geminids diễn ra vào đêm 13 rạng sáng ngày 14/12/2016. Hai trận mưa sao băng này có thể đạt cực đại tới 120 vệt sao một giờ.
Ngoài ra còn có nhiều trận mưa sao băng nhỏ và trung bình như mưa sao băng Lyrids diễn ra đêm 22 rạng sáng 23 tháng 4, mưa sao băng Lyrids vào đêm 6 rạng sáng 7 tháng 5, mưa sao băng Draconids đêm 21 rạng sáng 22 tháng 10, mưa sao băng Leonids đêm17 rạng sáng18 tháng 11.
Sớm nhất, đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4/1, người yêu thiên văn có thể quan sát mưa sao băng Quadrantids, trận mưa sao băng đầu tiên của năm. Đây là trận mưa sao băng trên mức trung bình với 40 vệt sao băng/giờ ở thời điểm cực đại. Năm nay thời điểm xảy ra trận mưa sao băng này trùng với Mặt Trăng bán nguyệt cuối tháng, việc quan sát sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu kiên nhẫn, người quan sát vẫn cso thể nhìn thấy các vệt sao băng sáng nhất. Thời điểm quan sát lý tưởng nhất là sau nửa đêm.