Những điều quá thú vị về Vạn Lý Trường Thành

Công trình xây dựng dài nhất thế giới thậm chí không thể nhìn thấy ngay cả ở khí quyển trái đất, tại độ cao 160.000 m.
Tổng chiều dài của Vạn Lý Trường Thành lên tới 8.851 km.

Nhiều người đã nghe nói tới Vạn Lý Trường Thành, công trình nhân tạo dài nhất thế giới, nhưng có những sự thật thú vị mà không phải ai cũng biết.

1. Mọi người nghĩ chiều dài của Trường Thành là khoảng 6.276 km, nhưng thực tế toàn bộ công trình này dài tới 8.851 km. Khoảng 6.276 km là chiều dài của phần tường thành do con người xây dựng, nhưng tường thành này còn bao gồm cả các hào và tường chắn tự nhiên.

2. Việc xây dựng Trường Thành kéo dài hơn 2.000 năm. Những phần đầu tiên được xây dựng vào đầu thế kỷ VIII trước Công Nguyên.

3. Trước kia, Trường Thành đã có nhiều tên gọi khác nhau như “rào chắn”, “pháo đài” hay “Rồng Đất”... Đến thế kỷ 19, công trình này mới chính thức được đặt tên là “Vạn Lý Trường Thành”.

4. Dù Trường Thành đã tồn tại hơn 2 thiên niên kỷ, người châu Âu đầu tiên đặt chân tới đây là nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha tên Bento de Gois vào năm 1605.

6. Lời đồn đại rằng loại vữa dùng để xây Trường Thành được trộn xương người là hoàn toàn không có thật. Vữa dùng để xây công trình dài nhất thế giới này bao gồm nhiều loại vật liệu khác nhau tùy từng thời, từ đất sét, đá, gạch vụn, gỗ tới đá vôi...

7. Vài phần của Trường Thành được bảo tồn và phục chế, nhưng phần lớn đều đã hoang phế. Từng có thời gian người dân gỡ gạch đá của Trường Thành để xây nhà.

8. Việc xây dựng Trường Thành chính thức chấm dứt vào năm 1644 khi vị cua cuối cùng của triều Minh bị phế truất. Từ đó Trường Thành không được xây thêm mà chỉ có các hoạt động sửa chữa, trùng tu.

9. Nơi rộng nhất của tường thành là 30 m, nơi cao nhất là 3,65 m. Điểm cao nhất của Trường Thành (đỉnh tháp canh) là 7,9 m.

Hàng trăm ngàn người đã tham gia xây dựng công trình dài nhất hành tinh này.

10. Ước tính số người tham gia xây dựng công trình này lên tới 800.000 người.

   

11. Nhiều người tin rằng có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ trên mặt trăng, nhưng giống như nhìn một sợi tóc từ khoảng cách 3 km, điều đó là không thể. Trên thực tế, ta không thể nhìn thấy nó ngay cả ở khí quyển trái đất, tại độ cao 160.000 m.

12. Vạn Lý Trường Thành không chỉ là để chống lại quân xâm lược mà còn đóng vai trò như một đường biên giới, nơi thực hiện các luật lệ về giao thương và di cư.

13. Theo truyền thuyết, một con rồng đã chỉ hướng xây dựng Trường Thành cho người Trung Quốc. Nhiều người còn cho rằng bản thân Vạn Lý Trường Thành đã mang hình dáng của một con rồng nằm trên rặng núi.

14. Vạn Lý Trường Thành còn được mệnh danh là “nghĩa trang dài nhất thế giới” vì hàng trăm ngàn người đã chết trong quá trình xây dựng. Một số người được chôn ngay dưới móng tường thành.

Tượng thờ Mạnh Khương Nữ.
15. Là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc, xung quanh Vạn Lý Trường Thành có rất nhiều huyền thoại. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất là chuyện về Mạnh Khương Nữ, vợ một thư sinh bị bắt đi xây Trường Thành vào thời nhà Tần. Đến mùa đông, Mạnh Khương Nữ đan áo cho chồng và đã lặn lội tìm chồng để trao áo.

Mạnh Khương Nữ đã đi khắp theo chiều dài của Trường Thành, hỏi thăm nhiều người và cuối cùng nhận được hung tin chồng mình bị chết vùi thây dưới Trường Thành. Nàng Mạnh Khương đau buồn khóc lóc thảm thiết 3 ngày 3 đêm, nước hòa lẫn máu. Tiếng khóc của Mạnh Khương vang xa 800 dặm Trường Thành, làm sụp đổ một khúc thành, để lộ xác chết của chồng mình. Nàng an táng cho chồng xong liền nhảy xuống biển tự vẫn. Ngày nay, tại quận Sơn Hải Quan, tỉnh Hà Bắc có miếu thờ Mạnh Khương Nữ.
Du khách thăm quan Vạn Lý Trường Thành.
16. Vạn Lý Trường Thành là điểm tham quan nổi tiếng và đông khách nhất Trung Quốc, với hàng chục triệu lượt khách mỗi năm.

17. Đây còn là nơi diễn ra nhiều thử thách thể thao. Ví dụ vào năm 1987, vận động chạy đường dài người Anh, William Lindesay, đã chạy hơn 2.400 km trên Trường Thành.

Post by Báo Tiền Phong.


Theo Theo Zing