Nhìn lại những hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu

TPO - Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020) và 109 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2020), TPHCM triển lãm tranh, ảnh tư liệu về cuộc đợi và sự nghiệp của Người với chủ đề "Hồ Chí Minh - Đẹp nhất tên Người".
Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020) và 109 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2020), TPHCM triển lãm tranh, ảnh tư liệu về cuộc đợi và sự nghiệp của Người với chủ đề "Hồ Chí Minh - Đẹp nhất tên Người".
Ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) và bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh). 
Ngôi nhà tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh được sinh ra vào ngày 19/5/1890 với tên Nguyễn Sinh Cung.
Mùa hè năm 1908, Nguyễn Tất Thành thôi học, rời Huế vào miền Nam để tìm cách ra nước ngoài. Người đã dừng lại tại Phan Thiết và dạy học trong một thời gian ngắn tại trường Dục Thanh.
Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) lên con tàu Amiral Latouche-Tréville ở bến cảng Sài Gòn, rời Tổ quốc thân yêu bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước.
Ngôi nhà số 9 Ngõ Công - Poanh (Compoint) ở Paris và viên gạch sưởi, loại gạch Nguyễn Ái Quốc đã dùng để sưởi ấm trong thời gian sống và tự học tập vào năm 1921-1923.
Tháng 12/1920, Người lấy tên Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp ở Tours.
Khách sạn Carlton (Thủ đô London - Anh), nơi Nguyễn Tất Thành vừa làm phụ bếp, vừa tự học tiếng Anh trong những năm 1914-1917.
Nguyễn Ái Quốc với đại biểu các nước tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V năm 1924 tại Nga, thông qua Nghị quyết về việc thành lập Mặt trận thống nhất công nhân và nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc thuộc địa.
Tác phẩm "Đường Kách Mệnh" tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp đào tạo cán bộ cho phong trào Cách mạng Việt nam ở Quảng Châu (Trung Quốc) xuất bản năm 1927.
Sách "Bản án chế độ thực dân Pháp" và Báo Thanh Niên - Cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập.
Ngày 26/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí  Minh đến thăm và trao tặng Trường võ bị Trần Quốc Tuấn lá cờ 6 chữ vàng "Trung với nước, hiếu với dân" tại Sơn Tây.
Tháng 9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu trước Hội đồng thành phố Paris (Pháp) tuyên bố quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam giữ vững nền độc lập, thà hi sinh tất cả, nhất định không chịu làm nô lệ.
Năm 1951, Mặt trận Liên Việt được thành lập trên cơ sở thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt nhằm thực hiện khẩu hiệu "Một dân tộc, một mặt trận, phát huy cao độ sức mạnh chính trị của toàn dân, đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi".
Tháng 12/1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm chiến lược của thực dân Pháp tại Việt Nam.
Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ 3 của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội.
Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất toàn quốc diễn ra từ ngày 5-10/9/1955 tại Hà Nội. Đại hội bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch danh dự.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1960.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đại biểu tổ chức các nước trên thế giới đến Hà Nội dự Hội nghị quốc tế đoàn kết với Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của Mỹ vào ngày 30/11/1964.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị họp bàn quyết định mở chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968).
Ngày 27/3/1964, tại Hội nghị Chính trị đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập, Người kêu gọi: "Mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt".