Theo đó, người lao động (NLĐ) làm việc trong DN nhỏ và vừa khi tham gia khóa đào tạo nghề được miễn chi phí đào tạo nhưng tối đa không quá 2 triệu đồng/người/khóa học; một người một lần; nếu đáp ứng các điều kiện sau: Đã làm việc trong DN nhỏ và vừa tối thiểu 6 tháng liên tục; không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ. Các chi phí phát sinh khác như tiền ăn, đi lại... do DN và NLĐ thỏa thuận
Cơ quan, đơn vị được giao tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa có trách nhiệm thanh toán chi phí đào tạo học viên được miễn cho cơ sở đào tạo nghề nghiệp.
Trường hợp cơ sở đào tạo nghề nghiệp là đơn vị trực thuộc cơ quan, đơn vị được giao thực hiện chính sách này, việc giao nhiệm vụ đào tạo phải căn cứ kế hoạch và dự toán kinh phí ngân sách do cơ sở đào tạo nghề nghiệp xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp không phải cơ sở đào tạo nghề nghiệp không phải đơn vị trực thuộc, căn cứ kế hoạch và dự toán kinh phí ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị được giao tổ chức thực hiện lựa chọn cơ sở đào tạo nghề nghiệp và ký kết hợp đồng theo đúng quy định của Luật Đấu thầu, Luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Việc thanh quyết toán kinh phí ngân sách thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng đảm bảo trước khi thanh lý hợp đồng chỉ cấp tối đa không quá 70% số kinh phí ngân sách hỗ trợ ghi trong hợp đồng. Thông tư 49/2019/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 23/9.
Người lao động được hỗ trợ 2 triệu đồng đào tạo nghề cần đáp ứng điều kiện gì?
TPO - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 49 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa.
|