Né 'bão' điểm chuẩn cao ngành Công nghệ thông tin, thí sinh chọn chương trình đào tạo thực tế

Trong bối cảnh điểm chuẩn tăng cao, ngày càng nhiều thí sinh không chờ đợi mà quyết định rẽ hướng học thực chiến ngành Công nghệ thông tin (CNTT) với mong muốn học nhanh, đi làm sớm.

Thực trạng ngành CNTT: Đua điểm đầu vào, vật lộn đầu ra

Nhu cầu tuyển dụng dồi dào cùng sự quan tâm của thí sinh với CNTT đã góp phần biến nhóm ngành này trở thành nhóm ngành hot và có điểm chuẩn liên tục giữ ở mức cao trong nhiều năm liền.

Ngành

Trường

Điểm chuẩn (2022)

Điểm chuẩn (2023)

Khoa học máy tính

Đại học Bách Khoa Hà Nội

22,25 điểm

29,42 điểm

Đại học Công nghệ - ĐHQGHN

27,25 điểm

27,85 điểm

Công nghệ thông tin

Đại học Công nghiệp Hà Nội

26,15 điểm

25,19 điểm

Học viện Kỹ thuật mật mã

26,60 điểm

26,20 điểm

Đại học Thủy lợi

26,06 điểm

25,89 điểm

Thống kê điểm chuẩn nhóm ngành CNTT trong 2 mùa tuyển sinh

Đến năm 2024, nhóm ngành CNTT vẫn được các chuyên gia dự đoán sẽ có điểm chuẩn cao thuộc top đầu tại nhiều trường. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN dự kiến điểm chuẩn ngành này sẽ nằm trong khoảng từ 34 đến 35,5 điểm (trên thang điểm 40). Cùng chung xu thế đó, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng dự báo điểm chuẩn của từng ngành sẽ tăng thêm khoảng 0,75 điểm so với năm 2023.

Dự kiến điểm chuẩn nhóm ngành CNTT tại Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 (Nguồn: Vietnamnet)

Dù phải chạy đua với điểm số để có suất học CNTT tại các trường đại học nhưng không phải tất cả sinh viên khi ra trường đều có việc làm và đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Theo báo cáo về thị trường IT Việt Nam của TopDev, chỉ có 35% trong số 57.000 sinh viên chuyên ngành IT sau khi tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, số còn lại phải đào tạo lại.

Không chờ điểm chuẩn, nhiều thí sinh quyết định học thực chiến

Sau khi đóng cổng đăng ký tuyển sinh ngày 30/07, Bộ GD&ĐT cho biết có tới hơn 330.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học, chiếm 31,5% tổng số thí sinh thi tốt nghiệp THPT. Con số này chỉ rõ xu hướng thay đổi trong nhận thức của một bộ phận phụ huynh và thí sinh khi quyết định chọn hướng đi khác, tránh “bão” điểm cao và tìm cơ hội học tập thực chiến.

Đặc biệt, với nhóm ngành CNTT yêu cầu nhiều kinh nghiệm sát với thực tiễn, dự báo điểm chuẩn tăng cao càng thôi thúc thí sinh tìm hiểu và đăng ký các cơ hội học tập khác ngoài đại học để theo đuổi đam mê. Theo chia sẻ của thầy Chu Tuấn Anh - Hiệu trưởng Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech, trong suốt tháng 6, tháng 7 vừa qua, website của Aptech Việt Nam tại địa chỉ aptechvietnam.com.vn đã liên tục có lượt truy cập tăng cao đột biến đến từ phụ huynh và thí sinh quan tâm và đăng ký nhận tư vấn Chương trình đào tạo Lập trình viên Quốc tế của trường.

Không chỉ tìm hiểu qua các kênh online, nhiều thí sinh và phụ huynh đã lựa chọn đến trực tiếp để tìm hiểu môi trường đào tạo CNTT tại đây. Tham gia ngày hội Aptech Open Day 2024 được tổ chức tại tòa nhà Aptech số 285 Đội Cấn, anh Ngô Nhật Bằng - phụ huynh có con tham gia tuyển sinh năm 2024 chia sẻ: “Tôi làm việc ở Viettel, cũng trong ngành CNTT nên gia đình muốn con theo ngành này để có thể hỗ trợ con trong học tập và làm việc. Qua việc tìm hiểu chương trình của Aptech và nghe chia sẻ từ các chuyên gia và giảng viên, chúng tôi cảm thấy yên tâm về lựa chọn này. Nguyện vọng của gia đình là muốn con có một cái nghề và tôi cũng nhận ra rằng 3 - 4 năm đại học, có được tấm bằng mà không làm được việc thì cũng không giải quyết vấn đề gì”.

Nhiều phụ huynh cùng thí sinh đến Aptech tại cơ sở 285 Đội Cấn để tìm hiểu về Chương trình đào tạo Lập trình viên Quốc tế

“Gánh nặng” bằng đại học đã đến lúc gạt bỏ

Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT đã không ít lần nhấn mạnh vai trò của việc học thực tế và trang bị kỹ năng bám sát thực tiễn thay vì chỉ tập trung có được tấm bằng đại học. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay khi nhiều phụ huynh và thí sinh đang tìm kiếm các môi trường đào tạo giúp học thật, làm thật.

Từng có trải nghiệm học tập tại cả 2 môi trường, ông Hồ Sơn Tùng – Giám đốc Công nghệ Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Đầu tư Phát triển Hà Nội chia sẻ chân thành: “Tôi đã từng học cả đại học và Aptech. Về kiến thức chuyên môn thì Aptech sẽ được thực hành, cơ hội cọ sát với nghề nhiều hơn. Để được doanh nghiệp chấp nhận, bạn cần được đào tạo bài bản về thực hành và có nhiều cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm với nghề. Đây là điều mà trước đó tôi được tiếp cận khá hạn chế khi theo chương trình đại học”.

Không phủ nhận giá trị của bằng đại học nhưng ông Đinh Văn Hoàn - Giám đốc Chiến lược Dự Án Tập đoàn NTT Data Nhật Bản cũng thẳng thắn cho biết doanh nghiệp đánh giá cao những trường dạy thực sự “ra nghề” chứ không phải dạy có bằng: “Bằng đại học không có ý nghĩa với doanh nghiệp chúng tôi. Chúng tôi không tuyển giáo sư, tiến sĩ hay nghiên cứu sinh mà tuyển những kỹ sư CNTT làm được việc, có kinh nghiệm thực chiến… Công ty tôi có những nhân sự học Aptech ra - những người thực sự làm được việc và cập nhật được công nghệ mà thị trường đang sử dụng”.

Ông Đinh Văn Hoàn - Đại diện doanh nghiệp CNTT chia sẻ tại sự kiện hướng nghiệp có sự tham gia đông đảo của thí sinh và phụ huynh

Như vậy, trước thực trạng ngành điểm chuẩn ngành CNTT tăng cao, nhiều phụ huynh và thí sinh đã có lựa chọn theo học các chương trình thực tế bởi nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng và kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực này. Đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động ngành CNTT muốn tìm kiếm ứng viên làm được việc sau khi ra trường. Chúng ta không thể phủ nhận mỗi môi trường đào tạo đều có lợi thế riêng nhưng luôn phải suy nghĩ tỉnh táo để trả lời câu hỏi “Ra trường có làm được việc không?”. Trước thách thức về điểm chuẩn, thí sinh không nhất định phải chờ điểm cao để vào đại học một cách chật vật mà hãy chủ động tìm kiếm các trường đào tạo đúng theo nhu cầu của thị trường.