Nhận lời trở lại vịnh Subic, cảng nhà của Hạm đội 7 của Mỹ ở Đông Nam Á đến năm 1992, Mỹ đang chuyển khí tài quân sự, hàng hóa hậu cần tới Subic để biến vịnh này thành trung tâm cơ sở dịch vụ và hỗ trợ khu vực phục vụ Hải quân Mỹ, ông Chalermpalanupap cho biết.
Theo báo chí Philippines, nhiều khả năng Mỹ sẽ ký thỏa thuận an ninh mới với Philippines trước chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới Manila vào cuối tháng 4, theo đó, cho phép Mỹ tăng cường luân chuyển (không đồn trú) binh sĩ, máy bay, tàu tới Philippines và lưu trữ trang thiết bị ở nước này.
“Mỹ rõ ràng có vấn đề về ngân sách, trong khi Trung Quốc mạnh tay chi cho quốc phòng và có nhiều lợi thế về địa lý. Vì thế, Mỹ đang tìm kiếm những cơ sở, không phải căn cứ dài hạn, để phục vụ luân chuyển quân, như ở Darwin (Úc). Và bây giờ, Philippines chào mời Mỹ những cơ sở như vậy, trong đó quyền sử dụng căn cứ hải quân trên tỉnh đảo Palawan… Philippines đang tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ và Nhật Bản, sau khi tình hình tranh chấp của nước này với Trung Quốc trên biển Đông xấu đi”, ông Chalermpalanupap nhận xét.
Trong khi đó, Singapore hoan nghênh chính sách xoay trục của Mỹ; một phần của chiến lược tái cân bằng của Mỹ là tăng cường hiện diện gần eo biển Malacca, ông Chalermpalanupap nhận xét. Ông cho rằng, nếu xảy ra xung đột giữa các đồng minh của Mỹ với Trung Quốc, thì Mỹ sẽ không trực tiếp tấn công Trung Quốc, giống như Mỹ hoặc NATO không dám tấn công các lực lượng của Nga trong cuộc khủng hoảng Crimea.