Lupus ban đỏ - Mối hiểm họa khôn lường

Trên thực tế, khái niệm “lupus” dùng để chỉ một số bệnh, tuy nhiên lupus ban đỏ là một loại phổ biến nhất của bệnh lupus. Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mạn tính, trên da xuất hiện những vết hồng ban, các triệu chứng nặng hoặc nhẹ luân phiên thay đổi theo thời gian. Hầu hết những người bị bệnh lupus ban đỏ vẫn có một cuộc sống bình thường, tuy nhiên, nếu không chú ý kiểm soát bệnh, nó có thể trở nên rất nguy hiểm.
Hồng ban ở bệnh nhân lupus ban đỏ

Bệnh lupus ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Hệ thống miễn dịch bình thường của cơ thể được “thiết kế” để tấn công các tác nhân lạ (virus, vi khuẩn…). Nhưng khi bạn bị lupus, hệ thống miễn dịch của bạn có sự nhận diện nhầm – thay vì tấn công tác nhân lạ, nó lại tấn công chính các tế bào và các mô khỏe mạnh. Điều này có thể gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như: khớp, da, thận, tim, phổi, mạch máu, thậm chí cả não bộ, dẫn tới tử vong.

Có rất nhiều thể lupus, trong đó lupus ban đỏ hệ thống là thể phổ biến nhất, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể. Các thể khác của lupus là: Lupus ban đỏ dạng đĩa – gây phát ban da mạn tính; Lupus ban đỏ ở da bán cấp – gây loét da trên các bộ phận của cơ thể khi có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; Lupus do thuốc – lupus có thể được gây ra bởi thuốc; Lupus sơ sinh – một thể hiếm của lupus có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.

Ai có thể bị lupus?

Bất cứ ai cũng có thể bị lupus, nhưng bệnh thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ. Lupus cũng phổ biến hơn ở phụ nữ Mỹ gốc Phi, người Mỹ La tinh, người châu Á.

Nguyên nhân gây ra lupus

Nguyên nhân gây lupus ban đỏ được cho là do rối loạn miễn dịch, hoặc do di truyền. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, gen đóng vai trò quan trọng với bệnh này. Nhưng nếu chỉ dựa vào gen thì không xác định được người nào có thể bị lupus.

Triệu chứng của bệnh lupus

Các triệu chứng của bệnh lupus rất đa dạng, nhưng một số triệu chứng phổ biến nhất là: Đau hoặc sưng ở các khớp, đau cơ, sốt không rõ nguyên nhân, phát ban đỏ (thường xuất hiện hình cánh bướm trên mặt), đau ngực khi hít một hơi thật sâu, rụng tóc, ngón tay hoặc ngón chân nhợt nhạt hoặc tím, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, sưng ở chân hoặc xung quanh mắt, loét miệng, cảm thấy rất mệt mỏi. Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: thiếu máu (giảm các tế bào hồng cầu), nhức đầu, co giật.

Làm thế nào để điều trị lupus?

Mục tiêu trong điều trị lupus là: phòng ngừa, ngăn chặn và giảm tổn thương cho các cơ quan khi bệnh bùng phát, hạn chế các đợt tái phát bệnh; Phương pháp điều trị có thể bao gồm các loại thuốc giảm sưng và giảm đau, thuốc giúp cân bằng hệ miễn dịch, giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương khớp, cân bằng hormon… Ngoài thuốc đặc trị lupus, đôi khi bệnh nhân cũng cần dùng thuốc để điều trị các vấn đề liên quan đến lupus như cholesterol cao, tăng huyết áp, hoặc nhiễm trùng.

Xu hướng dùng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị lupus

Bên cạnh các phương pháp từ tây y, y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều vị thuốc quý giúp tác động vào nguyên nhân sâu xa gây lupus ban đỏ là rối loạn hệ miễn dịch. Trong đó, cây sói rừng được chứng minh giúp điều hòa miễn dịch trong các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ. Ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng cây sói rừng, kết hợp với bạch thược, nhũ hương, hoàng bá… và bào chế thành viên nén giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân lupus ban đỏ, ngăn chặn tái phát, kéo dài thời gian lành bệnh; tránh được biến chứng nguy hiểm từ lupus nói chung và các bệnh tự miễn khác nói riêng như vẩy nến, viêm da cơ địa,… Sản phẩm thiên nhiên này đã được nghiên cứu trên lâm sàng, rất an toàn, kể cả khi người bệnh phối hợp với các thuốc tây y để điều trị lupus.

Cây sói rừng có tác dụng tốt với bệnh lupus

Chính bản thân người bệnh cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Để chung sống hòa bình với bệnh lupus, bạn phải hiểu rõ về căn bệnh này và các tác động nguy hiểm của nó. Từ đó, bạn có thể ngăn chặn sự bùng phát của bệnh. Hãy tham gia vào các tổ chức cộng đồng để hỗ trợ cho những người bị lupus ban đỏ. Tham gia một nhóm hỗ trợ không chỉ làm cho bản thân bạn cảm thấy tốt hơn mà còn giúp bạn làm được những việc có ích hơn cho cộng đồng và những người bị lupus ban đỏ khác. Đồng thời, sử dụng các sản phẩm thiên nhiên chứa cây sói rừng là cách hay giúp bạn sống chung hòa bình với căn bệnh này.

Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang - Sản phẩm cho người bị lupus ban đỏ, vẩy nến do tự miễn

Lupus ban đỏ và vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị lupus ban đỏ và vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh, khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.

Người bị vẩy nến và lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như: lupus ban đỏ, vẩy nến. Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.

Để đạt hiệu quả, Kim Miễn Khang có thể được sử dụng theo từng đợt từ 3-6 tháng.