Kỳ ngủ đông hè 2017 của tàu vũ trụ New Horizons có gì đặc biệt?

Tàu vũ trụ New Horizons của NASA đang bước vào kỳ ngủ đông từ ngày 7/4 đến ngày 11/9 sắp tới, như một giấc trưa của nó trong mùa hè dài năm nay.
Ảnh nghệ thuật về New Horizons trong bộ ảnh báo chí khi phóng tàu (Ảnh: NASA)

Các kiểm soát viên đến từ phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng đại học Johns Hopkins (JPL) ở Maryland cũng đã xác nhận với Space Daily là tàu vũ trụ New Horizons đã hành động theo các lệnh đưa lên trên máy tính chính và bắt đầu ngủ đông từ hồi đầu tháng 4.

Trước đó, tính từ ngày 6/12/2014, sau kỳ ngủ đông gần nhất, đến nay New Horizons đã “thức giấc” được gần hai năm rưỡi để nhóm bắt đầu giai đoạn chuẩn bị cuối cùng trước khi tàu tiếp cận sao Diêm Vương và thực hiện các nghiệp vụ của mình.

Lúc đó, New Horizons đang vật lộn với nhiệm vụ chính: thực hiện một chuyến bay lướt qua sao Diêm Vương dài 6 tháng với đỉnh cao là việc tiếp cận gần vào ngày 14/7/2015, sau đó là 16 tháng truyền tải dữ liệu từ chuyến bay ngược lại trái đất (tàu vũ trụ thực hiện những flyby-chuyến bay ngang qua một hành tinh/vật thể trong không gian để thu thập thông tin về đối tượng đó, theo Northwestern University)

Gần 900 ngày vừa qua là khoảng thời gian tích cực hoạt động lâu nhất trong lịch sử của sứ mệnh không gian này, kể từ khi được phóng lên vào tháng 1/2016.

Hiện nay, con tàu này đang bắt đầu phần mở rộng của sứ mệnh là quan sát từ xa các vật thể tại vành đai Kuiper. Nó đã được thiết lập để làm 1 chuyến bay sát vật thể 2014 MU69 trong vành đai vào ngày 1/1/2019. Tiếp đến, tàu sẽ mô phỏng môi trường không gian ở những lớp ngoài của hệ mặt trời.

Ảnh nghệ thuật về sứ mệnh kế tiếp của New Horizons: vành đai Kuiper 2014 MU69 (Ảnh: NASA)

Trở lại kỳ ngủ đông của New Horizons, trong trạng thái này, phần lớn tàu sẽ không dùng diện. Máy tính tích hợp theo chuyến bay sẽ theo dõi sức khỏe hệ thống và phát đi tình hình trạng thái tín hiệu của nó về trái đất mỗi tuần, cùng với việc gửi dữ liệu về sức khỏe, sự an toàn của tàu hàng tháng.

Nhờ trình tự tích hợp đã được các kiểm soát viên gửi đi trước đó, tàu sẽ được đánh thức để kiểm tra các hệ thống quan trọng, thu thập dữ liệu mới về vành đai Kuiper và thực hiện các sửa chữa cần thiết

New Horizons là tàu tiên phong thực hiện chế độ ngủ đông bay tuần dương của NASA. Chế độ này sẽ giúp tàu bảo quản năng lượng, rủi ro hoạt động sai, sự xuống cấp của động cơ điện tử, đồng thời góp phần giảm chi phí hoạt động và giải phóng nguồn lực theo dõi của mạng lưới không gian sâu NASA cho các sứ mệnh khác.

(Bay tuần dương hay cruise-flight là chuyến bay trên cao sau khi một tàu vũ trụ đạt tới độ cao đã định trước và bắt đầu rơi xuống).

New Horizons là một thử nghiệm không gian xuyên hành tinh được phóng lên theo chương trình Những biên giới mới-new frontiers của NASA. Cách trái đất 5,7 tỉ km, tàu vẫn đang hoạt động bình thường và đã sẵn sàng cho các chuyến bay do thám sắp tới.

Toàn cảnh quỹ đạo New Horizons cách trái đất 5,7 tỉ km, ảnh chụp ngày 11/4/2017 (Ảnh: NASA)

(AU là đơn vị thiên văn chuẩn tương đương khoảng cách từ mặt trời tới trái đất, tức khoảng 75,3 triệu km)

Theo Theo Kiến thức