Sự đổ vỡ của Hy Lạp (nếu diễn ra) sẽ gây tổn thất nặng nề lên các kênh tài chính, thị trường hàng hóa, chứng khoán thế giới, tạo ra tâm lý ảm đạm, khủng hoảng niềm tin, khiến euro sụt giá so với đô la Mỹ và giá vàng thế giới tăng lên.
UBGSTC cũng dự báo xu hướng lạm phát cả năm của Việt Nam sẽ thấp khoảng 3%. Về hệ thống ngân hàng, thanh khoản đảm bảo dù huy động giảm nhẹ, cơ cấu tài sản lành mạnh hơn. Tính đến 15/6/2015, tăng trưởng tín dụng cả nước đạt 5,78% so với cuối năm trước, cao hơn so với cùng kỳ của 3 năm gần đây. UBGSTC dự báo tăng trưởng GDP sẽ đạt mức 6,5% năm 2015.
Hy Lạp vỡ nợ liệu có tác động gì đến nền kinh tế Việt Nam? Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng giữa Hy Lạp và Việt Nam không có quan hệ mậu dịch và đầu tư nhưng nếu Quốc gia này rút khỏi Eurozone thì đồng Euro sẽ mất giá, và vị trí đồng đô la Mỹ sẽ tăng lên. Điều này vô hình trung sẽ gây áp lực lên tiền đồng. Khi đó, sức ép tăng giá VND sẽ tạo làn sóng đầu cơ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế vỹ mô.
“Nếu thị trường ngoại hối bị tác động mạnh sẽ gây ra đầu cơ; thị trường USD tự do sẽ biến động nhanh, tạo làn sóng đầu cơ ngoại tệ”- Ông Hiếu lưu ý.
Cùng đó dự đoán nếu diễn biến trên thị trường ngoại tệ diễn ra mạnh, lập tức sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, và ngân hàng. Ví như một bộ phận dân cư đầu cơ bất động sản sẽ có tiền đồng ra mua ngoại tệ.
Ngay sau khi lưu ý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt cần lưu tâm trong các quyết định giải ngân; cuối chiều, bản phân tích của Cty Chứng khoán SSI cho biết: Tin tức mới nhất vào chiều 1/7, Chính phủ Hy Lạp đã chấp nhận hầu như tất cả các điều kiện của các chủ nợ và TTCK Châu Âu đã bật tăng mạnh.