> Ai bán cây sưa Vườn Quốc gia Cúc Phương giá 600 triệu?
> Lâm tặc lại trúng sưa trong rừng Phong Nha - Kẻ Bàng?
Nhiều doanh nghiệp đóng tại địa bàn huyện Hương Khê phản ánh, tháng 2/2013, HĐĐG do Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, ông Nguyễn Bá Thịnh mời tham gia đấu giá khai thác 95,8 ha cây đứng do Cty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A (trụ sở đóng tại huyện Hương Khê) quản lý.
Để đăng ký tham gia đấu giá, các doanh nghiệp được HĐĐG phát cho một tờ đơn mẫu để điền các nội dung vào. Tại phần cam kết, HĐĐG yêu cầu đơn vị tham gia đấu giá phải chấp nhận và cam kết thời hạn khai thác đến ngày 31/3/2013.
Nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm và năng lực về khai thác gỗ cho rằng, với thời hạn khai thác quá ngắn như vậy không thể khai thác hết sản lượng gỗ trên.
“Với 95,8 ha rừng, để khai thác được phải mất ít nhất ba tháng trời”, Giám đốc một doanh nghiệp khẳng định. Sau khi phản ánh với HĐĐG hy vọng thay đổi thời hạn khai thác nhưng không được chấp thuận, nhiều doanh nghiệp phải bỏ tham gia. Phiên đấu giá ngày 25/2, chỉ có vài doanh nghiệp nhỏ lẻ tham gia đấu giá và hai đơn vị trúng thầu là Cty TNHH Hoàng Bảo Long và Cty XNK DV TM Hoàng Phúc.
Bất ngờ, ngày 14/3, HĐĐG tham mưu cho giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, Đặng Ngọc Sơn ký một văn bản khác mở đường cho hai doanh nghiệp trúng thầu trên mở rộng thời gian khai thác. Văn bản ghi rõ, đến ngày 25/3, nếu các đơn vị không khai thác xong, các đơn vị phải kiểm tra, thống kê cụ thể địa danh, khôi lượng hoàn thành, lập biên bản có xác nhận của kiểm lâm sở tại, báo cáo về Sở NN&PTNT để trình UBND tỉnh và Bộ NN&PTNT xin gia hạn thời gian khai thác.
Cắt bỏ quy định
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh, thành viên HĐĐG khẳng định, quy trình đấu giá được Hội đồng tuân thủ đúng quy định.
Tuy nhiên, khi PV đưa ra những văn bản mẫu như: Đơn xin tham gia đấu giá, Văn bản điều chỉnh... Sau khi đọc kỹ mẫu đơn, ông Trúc phát hiện ra nội dung trong đơn đã bị cắt bớt một phần.
“Mẫu đơn này đã bị cắt bớt một phần trong quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh”, ông Trúc nói.
Tại Quyết định số 461/QĐ-UBND, ngày 6/2 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc bán đấu giá cây đứng tự nhiên do Cty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A quản lý ghi rõ: Đơn vị tham gia đấu giá phải thực hiện xong việc khai thác trong thời hạn đến ngày 31/3.
Đến thời hạn đó nếu không khai thác hết sản lượng gỗ đã trúng đấu giá, đơn vị trúng đấu giá phải chấp hành việc đóng cửa rừng (nếu không được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn thời gian khai thác). Như vậy là quá rõ, phần gia hạn thời gian khai thác đã bị HĐĐG cắt bỏ. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, HĐĐG cắt bỏ phần gia hạn thời gian của UBND tỉnh quy định thể hiện sự khuất tất, không minh bạch trong việc này.
“Đây thực sự là mâu thuẫn lớn. Doanh nghiệp họ phản ánh là chính xác”, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, ông Đặng Ngọc Sơn nói. Ông Sơn khẳng định sẽ làm rõ động cơ, mục đích của việc cắt bớt quy định này đối với HĐĐG.
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, hai doanh nghiệp trúng thầu trên đã bị loại trong đợt xét hồ sơ tham gia đấu giá lần một vì không đủ các tiêu chí quy định. Không hiểu vì lý do gì, UBND tỉnh Hà Tĩnh lại điều chỉnh lại quy định và cho hai doanh nghiệp này tham gia đấu giá và trúng thầu.
“Đây thực sự là mâu thuẫn lớn. Doanh nghiệp họ phản ánh là chính xác”, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, ông Đặng Ngọc Sơn nói. Ông Sơn khẳng định sẽ làm rõ động cơ, mục đích của việc cắt bớt quy định này đối với HĐĐG.