Ông Lee Soo-hyuck, đặc phái viên của Seoul trong cuộc đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân sáu bên từ năm 2003-2005, cho biết việc Triều Tiên tiết lộ đầy đủ về vũ khí hạt nhân và khí tài của mình nên được đảm bảo là bước đầu tiên trong tiến trình này.
Đặc phái viên của Seoul nói: "Mọi người thường sai lầm khi nghĩ rằng, một sự đóng băng hạt nhân có thể dễ dàng đạt được, tuy nhiên những vụ đóng băng trong quá khứ đều dựa trên những gì mà Triều Tiên đơn phương khai báo mà không đạt được thỏa thuận cuối cùng”.
Ông cho biết thêm: "Sự đóng băng thực sự nên được hiểu là phải dựa trên những khai báo đầy đủ về các vị trí và kích thước của tất cả các vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM)”.
"Thách thức chính trong các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa trong tương lai với Triều Tiên sẽ là việc xác minh đầy đủ xem Triều Tiên có khai báo đầy đủ tất cả các kho dự trữ plutoni và uranium của mình hay không cũng như xem liệu Triều Tiên có bất kỳ kế hoạch thu hồi năng lực của mình (để sản xuất vũ khí bằng nguyên liệu hạt nhân hay không)," ông Chun nói.
Ông Wi Sung-lac, đặc phái viên cho các cuộc đàm phán sáu bên trong năm 2009, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp chặt chẽ giữa Seoul và Washington trong các cuộc đàm phán với Triều Tiên.
Ông lưu ý các thỏa thuận tại các hội nghị thượng đỉnh kế tiếp đã được thực hiện ở cấp cao nhất của các chính phủ tương ứng. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ phức tạp hơn nhiều và có những khác biệt về chi tiết giữa Hàn Quốc và Mỹ.
"Các hướng dẫn và mệnh lệnh của các nhân viên ngoại giao và an ninh Mỹ sẽ đi đầu trong tiến trình đàm phán về phi hạt nhân hóa thực sự với Triều Tiên và có thể sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết các chi tiết", ông nói.
Ông cũng cho biết thêm, cả hai bên cần có những nỗ lực lớn để điều chỉnh các quan điểm của mình khi các cuộc đàm phán được tiến hành và các vấn đề khó khăn phát sinh”.