> Đề phòng thủy kích khi xế hộp lội nước
>Hậu mưa ngập, chăm sóc xe thế nào?
Mỗi đô thị phải có một tỷ lệ mặt nước, mặt đất, bãi cỏ nhất định để khi mưa xuống, một phần nước sẽ thấm xuống đất, nhưng Hà Nội hiện nay, mưa xuống hoặc ứ đọng trên bề mặt hoặc dồn về hệ thống cống xả dẫn đến quá tải.
Kỹ sư Trần Quang Hưng, Tổng Thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam nói thêm, việc xây dựng khu đô thị, nhà cao tầng không chỉ bê tông hóa bề mặt đất mà còn bê tông hóa cả dưới lòng đất do hệ thống các cọc nhồi. Cả Hà Nội là nhà cao tầng, hệ thống cọc nhồi dày đặc, đất bị nén lại nên khả năng thấm nước càng giảm.
Trong khi đó, hệ thống ao, hồ, mặt nước của Hà Nội tiếp tục giảm mạnh những năm qua. GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường cho hay: “Việc úng ngập được Hà Nội cho là do quá trình di dân cơ học và sự quá tải của hệ thống các công trình thoat nước, nhưng theo tôi như thế không đúng”.
Ông chỉ ra nguyên nhân chính gây úng ngập là do bề mặt chứa nước vốn rất giầu có của Hà Nội đã bị lấn chiếm và san lấp tới gần 64%, tình trạng bê tông hóa tới khoảng 60% qua 10 năm và hệ thống cống rãnh, sông, ngòi dẫn nước đều bị bồi lắng, lấp đầy.
Theo PGS.TS Ứng Quốc Dũng, đến lúc nào đó, Hà Nội sẽ phải phá bớt công trình để đào lại hồ, ao giống như một số đô thị trên thế giới. Tại Hàn Quốc, quá trình phát triển đã lấp nhiều hồ, sông cổ. Bây giờ họ phải đào lại các dòng sông này vì liên quan đến vấn đề thoát nước, cải tạo khí hậu cho cả khu vực, PGS Dũng nói.
Nước Hồ Gươm chưa bao giờ dâng cao như thế
PGS.TS Hà Đình Đức, người có nhiều năm nghiên cứu về hồ Gươm và rùa Hoàn Kiếm cho hay, chưa bao giờ ông thấy nước hồ Gươm lại dâng cao như thế. Theo quan sát của ông, hồ Gươm là khu vực ít bị ngập nhất của Hà Nội. Mỗi lần mưa to, nhiều khu vực của Hà Nội bị ngập, nhưng riêng khu vực hồ Gươm chỉ ngập một lần vào năm 1984, lần gần đây nhất là 2008, tuy thế nước không dâng cao như lần này.