Hậu quả khó lường từ những trò đùa tai quái

Mạng xã hội ngày càng phổ biến và được nhiều người trẻ ưa chuộng và sử dụng nhằm chia sẻ tâm tư cùng bạn bè. Tuy nhiên có không ít người lợi dụng mạng xã hội để kiếm lời từ việc lập fan face (hội, nhóm) câu like với những hình ảnh khiêu dâm, đồi truỵ và đôi khi có những người sử dụng thái quá để chia sẻ, mua vui bằng những trò đùa tai quái tạo nên bao cảnh dở khóc dở cười.

Hậu quả khó lường từ những trò đùa tai quái

Mạng xã hội ngày càng phổ biến và được nhiều người trẻ ưa chuộng và sử dụng nhằm chia sẻ tâm tư cùng bạn bè. Tuy nhiên có không ít người lợi dụng mạng xã hội để kiếm lời từ việc lập fan face (hội, nhóm) câu like với những hình ảnh khiêu dâm, đồi truỵ và đôi khi có những người sử dụng thái quá để chia sẻ, mua vui bằng những trò đùa tai quái tạo nên bao cảnh dở khóc dở cười.

Một trò đùa việc ghép ảnh để “dìm hàng” bạn bè.
 

Lấy nước mắt làm niềm vui

Thời gian này, có rất nhiều những “anh hùng bàn phím” thừa thời gian ngồi sau chiếc máy tính soi mói, "dựng" những điều không có nhằm mua vui cho thiên hạ.

Cư dân mạng từng sôi sục với clip phỏng vấn của bé Nguyễn Nhật Nam, từ đó hình ảnh bé Nam được chế tác, châm biếm một cách vô văn hoá. Tuổi đời còn nhỏ, nhận thức của Nam còn giới hạn nhưng lại bị cả đám đông ùa vào “ném đá” không thương tiếc.

Những thú vui từ chế ảnh châm biếm đã khiến không biết bao người khổ sở, lặn lộn, xấu hổ không dám bước ra đường, điển hình như sự việc của L.Q Thành, một fan của nhóm nhạc hàn T-ARA đã bị cư dân mạng tôn lên làm “thánh cuồng” khi anh khóc trước nhóm nhạc thần tượng của mình, được nhiều tờ báo ghi lại khoảnh khắc đó.

Cũng từ đó sóng gió cuộc đời của Thành bắt đầu. Nhiều người liên tiếp tận dụng khuôn mặt của Thành để chế tác những bức ảnh “nhạy cảm” khiến ai xem cũng phải cười ra nước mắt và hơn hết hình ảnh được cư dân mạng truyền nhau , biến Thành trở thành một người “nổi tiếng” đến mức cuộc sống đảo lộn, đi đâu cũng bị mỉa mai và tặng những nụ cười châm biếm, khiến Thành khó chịu và rất xấu hổ.

Gần đây cư dân mạng lại được một phen cười vỡ bụng với clip dài gần 5 phút của một nhóm sinh viên dàn dựng, tiến hành giả mạo cảnh sát phòng cháy doạ một cô gái đến mức khóc thét, van xin mới thôi. Mở đầu clip một nam thanh niên ngồi trước màn hình máy tính giới thiệu lần lượt các thành viên trong ê kip doạ người của mình rất đầy đủ gồm quay phim, âm thanh, tiếng động và cổ động viên. Các thành viên trong ê kip có vẻ rất hồ hỡi với việc giả danh công an doạ người.

Khi mọi thứ đã sẵn sàng, nam thanh niên giới thiệu là Vũ Minh Tèo bắt đầu đọc tên “nạn nhân” tiếp theo của cuộc đùa giỡn này “Thí sinh tiếp theo của chúng ta hôm nay là chị Lê Thị Như Hoa, sinh viên ĐH Đại Nam” .

Có lẽ đây không phải lần đầu tiên nhóm thanh niên thực hiện trò đùa này. Ngay sau khi “nạn nhân” vừa bắt máy, các thành viên trong ê kip bật tiếng còi báo động của cảnh sát cùng tiếng chuông điện thoại reo liên tục, tạo nên một môi trường âm thanh như tại trụ sở cảnh sát.

Một nam thanh niên hỏi “alô chị ơi, chị vừa gọi báo tại khu vực ngã tư sở có cháy, địa điểm cụ thể là chỗ nào để chúng tôi tới”.

Chị Hoa (nạn nhân) trả lời là các anh nhầm máy rồi. Nhưng nhóm thanh niên này dùng mọi chứng cử giả tạo để gán cho chị Hoa là người gọi điện đến báo cháy “chị vừa gọi đến lúc 22h30’ đây này! Chị có phải tên Lê Thị Như Hoa, sinh năm 1993, sinh viên ĐH Đại Nam số điện thoại…đề nghị chị xem lại xem, có bạn bè hay người thân gọi báo không ạ!”.

Khi chị Hoa khẳng định không có ai gọi thì nhóm thanh niên này lại tiếp tục dùng giọng điệu hình sự "Chúng tôi là công an, nửa đêm đang trực, chúng tôi đã điều xe đến ngã tư sở như chị báo mà không thấy cháy chỉ thấy có trà chanh là sao? Chúng tôi không có bắt bẻ gì chị đâu. Số điện thoại của chị hiện lên màn hình của chúng tôi đây này! Thông tin của chị chúng tôi tra cứu đúng như chị thừa nhận. Chị có hợp tác không ạ?”

Chị Hoa lúng túng, không biết làm sao thì nam thanh niên tiếp tục nói “Chúng tôi sẽ kiểm tra kĩ một lần nữa, rồi gọi lại cho chị” rồi cúp điện thoại. Cả nhóm thanh niên cười phá lên nói những lời tục tĩu “…con này nó sợ rồi”

Sau một hồi bàn bạc, nhóm thanh niên quyết định “Chuyển sang màn doạ nhé!”. Vừa dứt lời, nhóm thanh niên gọi lại cho chị Hoa và nói :“Chúng tôi kiểm tra lại rồi, đúng là số của chị! Đây là máy móc làm việc chứ tôi không đặt điều, chị có hợp tác không ạ?. Nếu chị không thừa nhận là chị đang thực hiện hành vì chống đối người thi hành công vụ và lừa đảo đấy ạ!

Chúng tôi đã kiểm tra ba lần rồi, rõ ràng số điện thoại của chị là 01667517 *** , chị quê ở Phúc Yên, Tân Hưng, Bắc Giang đúng không? Tất cả các thông tin cá nhân của chị chúng tôi đã nắm rõ ở đây?. Chị không thừa nhận hành vi của mình chúng tôi sẽ gửi công văn về trường và địa phương để có biện pháp xử lý, điều tra làm rõ nhé…”.

Cho đến khi cô gái bên đầu dây bật khóc lên, van xin “Không phải em thật mà, các anh kiểm tra lại đi mà…” , thì nhóm thanh niên ngừng đe doạ và hẹn sẽ “điều tra lại”!

Sau khi cúp máy, cả nhóm lại tiếp tục bò lăn ra cười khoái chí. Clip được nhóm thanh niên quay lại và tải lên mạng xã hội Youtube và được chia sẻ lên nhiều mạng xã hội khác, làm trò cười cho cộng đồng mạng. Rất nhiều người bình luận đã từng bị doạ như thế này và cảm giác rất hoang và cho đây là trò đùa tinh vi và quái đản, vô đạo đức.

Từ trò đùa tưởng như vô hại đến sự tổn thương tinh thần

Những trò đùa tưởng như vô hại nhưng lại vô tình lại làm tổn thương đến cuộc sống của những người có nội tâm sâu sắc hoặc đang trong độ tuổi chưa có bản lĩnh trước cuộc sống.

Như trường hợp của em N.T.C.L. (SN 1995, vừa tốt nghiệp lớp 12 trường THPT Hai Bà Trưng, Thạch Thất). Chỉ vì bị ghép ảnh chân dung vào tấm hình quảng cáo in ảnh cô gái mặc đồ sexy, L. đã không làm chủ được cảm xúc trước những lời bàn tán, mỉa mai của bạn bè mà kết thúc cuộc sống khi cánh cổng đại học đang chờ đón em với bao hoài bão của tuổi trẻ.

Sự việc dẫn đến cái chết của L. khiến bao người phải xót thương và vô cùng phẫn nộ trước hành động của người bạn cùng lớp trêu đùa, chế giễu em trên mạng xã hội.

Khi thấy tủi nhục và bất lực trước những lời bàn tán, giễu cợt của bạn bè, tối ngày 26/6, khi đang ôn bài để thi đại học, L. đã nảy ra ý định dạy cho bạn bè phải hối tiếc vì đã mang em ra làm cười bằng cách uống thuốc diệt cỏ để tự sát trong lúc cả gia đình đang yên giấc.

Mặc dù khi nghe thấy tiếng nôn oẹ, chị Loan đã hô hoán cả nhà đưa L. đi cấp cứu. Tuy nhiên, mọi việc cứu chữa đành bất lực trước "lưỡi hái tử thần", ngày 1/7 L. đã mãi mãi ra đi về bên kia cõi đời bỏ lại giấc mơ đại học và trở thành cô giáo bởi trò đùa tai quái của bạn bè.

Theo Văn Hùng
Pháp Luật Việt Nam

Theo Đăng lại