Điểm nhấn giáo dục: Vì sao 11 giảng viên Trường ĐH KHXH&NV xin nghỉ việc?

TPO - Diễn biến mới vụ 11 giảng viên Trường ĐH KHXH&NV phản đối trưởng khoa, xin nghỉ việc; Hà Nội công bố Lịch sử là môn thi cuối cùng vào lớp 10 hay Trường ĐH Bách khoa TPHCM lên tiếng vụ GS Phan Thanh Sơn Nam bị tố 'gian lận' nghiên cứu là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
Trường ĐH KHXH&NV TPHCM nơi xảy ra vụ việc

Diễn biến mới vụ 11 giảng viên Trường ĐH KHXH&NV phản đối trưởng khoa, xin nghỉ việc

Theo nguồn tin của PV, Tổ xác minh của ĐHQG TPHCM vừa có thư mời 12 giảng viên khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM (ĐH KHXH&NV TPHCM) làm việc. Đây là những người đã nộp đơn xin nghỉ việc và gửi đơn kiến nghị Thanh tra Chính phủ để phản đối trưởng khoa…(xem chi tiết)

Sửng sốt với clip nữ sinh bị đánh tơi bời trong lớp học

Ngày 12/3, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài hơn 5 phút ghi lại cảnh một nữ sinh bị đánh hội đồng ngay trong lớp học trong khi các bạn học cùng lớp thì cầm điện thoại quay lại. Thậm chí, để việc bị đánh không lộ ra ngoài, các học sinh này còn chốt cửa, liên tục đánh đá vào mặt nữ sinh kia… Sự việc được cho là xảy ra tại trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh. (xem chi tiết)

Hà Nội công bố Lịch sử là môn thi cuối cùng vào lớp 10

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố 4 môn thi bắt buộc vào lớp 10, bao gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn (thí sinh được đăng ký thi tiếng ngoại ngữ khác với thứ tiếng ngoại ngữ đang học tại trường THCS). Các bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ và bài thi môn thứ tư thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút. (xem chi tiết)

Trường ĐH Bách khoa TPHCM lên tiếng vụ GS Phan Thanh Sơn Nam bị tố 'gian lận' nghiên cứu

Trao đổi với PV, PGS.TS Bùi Mai Hương – Trưởng phòng Quản trị thương hiệu- truyền thông, Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TPHCM cho biết, nhà trường đã nắm được sự việc GS Phan Thanh Sơn Nam, Trưởng khoa Hóa của Trường bị tố “gian lận” trong nghiên cứu khoa học và đang trong quá trình tìm hiểu, xác minh. (xem chi tiết)

Thực hư chuyện Nhà xuất bản giáo dục 'xoá sổ' 2 bộ SGK

Năm học 2020 – 2021, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 nhưng đến lớp 2 sắp triển khai vào năm học tới sẽ chỉ còn lại 2 bộ. Dư luận đặt câu hỏi, tại sao Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lại 'xoá sổ' 2 bộ sách giáo khoa? (xem chi tiết)

Ba cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng THE

Việt Nam có 3 cơ sở giáo dục đại học đã được Thời báo giáo dục đại học (Times Higher Education - THE) xếp hạng top thế giới. Theo đó, Việt Nam có 3 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng là Đại học Quốc gia Hà Nội – được xếp vị trí số 1 Việt Nam, thuộc nhóm 251 – 300 thế giới, tiếp theo là trường Đại học Bách khoa Hà Nội với thứ hạng thuộc nhóm 351 – 400 và Đại học Quốc gia TP.HCM với vị trí trong nhóm 401 – 500. (xem chi tiết)

Hải Dương 'đóng cửa' một trường THPT vì lơ là chống dịch COVID-19

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương ông Lương Văn Việt cho biết, Trường THPT Vũ Ngọc Phan, huyện Bình Giang lơ là phòng chống dịch COVID-19 nên đã bị cơ quan chức năng “tuýt còi” yêu cầu tạm dừng dạy học để đảm bảo an toàn. (xem chi tiết)

Bộ Nội vụ nói về đề xuất bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên

Đại diện Bộ Nội vụ cho rằng, bỏ hay không bỏ chứng chỉ này thì Bộ Nội vụ không khẳng định được. Việc này phải lấy ý kiến rộng rãi của những người trực tiếp chịu tác động. Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thì hơn ai hết Bộ phải rà soát lại và phải có chính kiến về việc bỏ hay không bỏ, có cần hay không cần chứng chỉ này và lý do của việc bỏ hay giữ là gì.(xem chi tiết)