Để “vàng lượng” biến thành “vàng chất”

“Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số “vàng” (người trong độ tuổi lao động nhiều gấp đôi người ngoài độ tuổi lao động). Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa thực sự là “vàng”. Làm thế nào để tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức? GS.TS Nguyễn Đình Cử (Giảng viên cao cấp Viện Dân số và Các vấn đề xã hội- ĐHKTQD) đã trao đổi về vấn đề này.
GS.TS Nguyễn Đình Cử

GS có thể lý giải vì sao, giai đoạn hiện nay, Việt Nam được đặt trong cơ cấu dân số “vàng”?

Dưới góc độ kinh tế, có thể chia dân số thành hai nhóm: “Nhóm lao động” (những người từ 15 đến 64 tuổi) và “Nhóm phụ thuộc” (trẻ em, người già). Trước đây sinh đẻ nhiều, trẻ em đông nên “nhóm phụ thuộc” nhiều gần như bằng “Nhóm lao động”. Khoảng chục năm nay sinh đẻ ít nên tỷ lệ “nhóm phụ thuộc” giảm mạnh và tỷ lệ “Nhóm lao động” tăng nhanh đến mức đã gấp đôi “Nhóm phụ thuộc” . Vì vậy, người ta nói rằng, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số có “cơ cấu vàng”. Thời kỳ này sẽ kéo dài đến gần giữa thế kỷ. Khi đó, trẻ em ít nhưng người già chiếm tỷ lệ cao nên “nhóm phụ thuộc” lại tăng lên.

Theo ông, những cơ hội mà cơ cấu dân số “vàng” mang lại hiện nay là gì?

Cơ cấu dân số vàng mang lại rất nhiều cơ hội phát triển. Thứ nhất, lao động động dồi dào. Chẳng hạn, năm 2013, Việt Nam có 90 triệu dân. Nếu tỷ lệ “Nhóm lao động” như năm 1979, tức là 55% thì nước ta chỉ có gần 49,5 triệu người , nhưng trên thực tế, “Nhóm lao động” chiếm đến 69% tổng dân số nên con số này lên đến 62,1 triệu, tức là tăng tới gần 12,6 triệu người! Rõ ràng, đây là dư lợi rất lớn về lao động của “cơ cấu dân số vàng”.

Thứ hai, lao động nước ta trẻ, hơn một nửa dưới 34 tuổi. Đây là độ tuổi dễ học tập để chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn. Điều này rất cần thiết cho phát triển, khi nước ta vẫn còn tới gần 50% lao động nông nghiệp.

Thứ ba, như tôi đã nói, sự hình thành cơ cấu dân số vàng ở nước ta chủ yếu là do mức sinh thấp, mô hình “gia đình 1-2 con” hiện đã phổ biến. Ít con nên phụ nữ có điều kiện tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn và trẻ em cũng được chăm sóc và giáo dục tốt hơn, nâng cao dần chất lượng dân số, lao động.

Một số nước châu Á “hóa rồng” trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” của họ.

Việt Nam đang ở giai đoạn dân số “vàng” nhưng theo ông, vì sao việc tận dụng triệt để cơ hội này vô cùng khó khăn?

Tuy nhiều người trong độ tuổi lao động nhưng câu hỏi thứ nhất đặt ra là, liệu có nhiều người có khả năng lao động? Cả nước có hàng chục vạn người nghiện hút, người nhiễm HIV/AIDS, hàng triệu người khuyết tật, tàn tật... Đó là chưa kể hàng triệu người nghỉ đẻ, ốm đau.

Câu hỏi thứ hai là, nhiều người có khả năng lao động, liệu có đủ việc làm? Câu trả lời rõ ràng là không đủ. Trong giai đoạn 1999-2009, bình quân mỗi năm lao động tăng 1,03 triệu người nhưng chỗ làm việc chỉ tăng 0,96 triệu!

Câu hỏi thứ ba, theo tôi là quan trọng nhất: Nhiều người làm việc nhưng có bao nhiêu người làm việc với năng suất cao? Theo Tổng điều tra dân số năm 2009, ở nước ta chỉ có 14,9% dân số 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên. Đây là một tỷ lệ rất thấp và lại mất cân đối nghiêm trọng theo hướng “Thừa thầy, thiếu thợ”, lao động có bằng đại học nhiều hơn sơ cấp. Hơn nữa, chất lượng giáo dục, đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Từ đó, dẫn đến tình trạng năng suất lao động rất thấp. Rõ ràng chúng ta có “vàng” về số lượng nhưng chưa có “vàng” về chất lượng.

Ba câu hỏi trên cũng là ba thách thức trong giai đoạn cơ cấu dân số “vàng”.

Cũng cần nhắc lại rằng, cơ hội “dân số vàng” chỉ xuất hiện ngắn trong suốt lịch sử một dân tộc. Vì vậy, mỏ vàng không khai thác thì còn, “dân số vàng” không tận dụng là mất, mất vĩnh viễn. Đây cũng là một thách thức với Việt Nam, khi giai đoạn “dân số vàng” đã kéo dài được 8 năm!

Trên thực tế, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở nước ta hiện đang ở mức cao, năng suất lao động thấp, tiền lương, tiền công lao động rẻ so với các nước khác trong khu vực. Theo ông, Việt Nam cần làm gì để vừa đáp ứng đủ việc làm cho thanh niên, vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để biến “vàng” lượng như hiện nay thành “vàng” chất?

Cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ( cả thể lực, trí lực, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tính kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp,…). Xây dựng xã hội học tập nhưng không xây dựng xã hội bằng cấp. Cần tạo mọi điều kiện, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển việc làm và việc làm có thu nhập cao. Hạn chế tiêu dùng xa xỉ, nhất là những tiêu dùng có hại, như thuốc lá, chất gây nghiện,…. để nâng cao tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư. Cuối cùng là đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động và tăng xuất khẩu.

Trước tình trạng này, theo ông, các đơn vị trung gian tuyển dụng và việc làm hiện nay có vai trò thế nào trong việc tận dụng tiềm năng “dân số vàng”?

Các bên trung gian về việc làm, đặc biệt như các trang tuyển dụng trực tuyến có thể giúp khai thác tối đa tiềm năng của "dân số vàng", nối liền cung - cầu nhân lực nhanh nhất, tiết kiệm nhất và toàn diện nhất. Các đơn vị này có thế mạnh hiểu và nắm bắt xu hướng thị trường nhân lực nhanh nhạy, vì vậy trong thời gian tới, họ có thể phát huy thế mạnh của mình để tư vấn cho người lao động những ngành có nhu cầu cao, phù hợp với đặc trưng lao động Việt Nam nói chung và từng khu vực nói riêng.

Các trang tuyển dụng có độ phủ cao và đa dạng như Tìm Việc Nhanh, Việc Làm 24h.... là cầu nối tới cả khu vực tuyển dụng trung và sơ cấp, mang lại cơ hội việc làm cho đối tượng lao động phổ thông, giảm thiểu tình trạng "lạm phát bằng cấp", bằng đỏ đi làm công nhân... Nhìn chung, nếu các đơn vị này phát huy được vai trò xã hội của mình mạnh hơn, thị trường nhân lực sẽ thực chất hơn, đào tạo nhân lực sẽ trúng đích hơn, tiết kiệm chi phí xã hội cho đào tạo và tuyển dụng.

Xin cảm ơn GS rất nhiều!

Top 10 ngành nghề có số tin tuyển dụng lớn nhất (trên tổng số 56 ngành nghề) trong tháng 12 năm 2014 theo số liệu mới nhất từ trang tuyển dụng trực tuyến TimViecNhanh.com:

Ngành nghề

Tin tuyển dụng

Hồ sơ

SL

%

SL

%

Thứ hạng

Tổng 56 ngành

18,350

100%

518,248

Kinh doanh

3,974

21.7%

35,880

13.6%

4

Bán hàng

3,618

19.7%

49,606

18.8%

3

Công nghệ thông tin

1,513

8.2%

19,753

7.5%

6

Chăm sóc khách hàng

1,466

8.0%

20,818

7.9%

5

Du lịch/Nhà hàng/Khách sạn

1,403

7.6%

14,775

5.6%

8

Quảng cáo/Marketing/PR

1,399

7.6%

12,686

4.8%

10

Cơ khí/Kĩ thuật ứng dụng

1,391

7.6%

14,567

5.5%

9

Tài chính/ Kế toán/Kiểm toán

1,341

7.3%

66,993

25.4%

2

Điện/Điện tử/Điện lạnh

1,155

6.3%

18,699

7.1%

7

Quản lý điều hành

1,090

5.9%

9,696

3.7%

11