Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM Lê Hoàng Châu nói, điểm nhấn đặc sắc của TPHCM là sông Sài Gòn, các kênh, rạch nội thành và khu vực ngoại thành. Đây là nguồn tài nguyên quý giá mà tự nhiên ban tặng, chẳng những có giá trị cao về cảnh quan, môi trường, giao thông, mà nếu có cơ chế, chính sách phù hợp còn tạo ra nguồn lực lớn về kinh tế, phát triển du lịch.
Tuy nhiên, ông Châu chỉ ra, do chưa được quy hoạch tổng thể, chưa được kè bờ và tình trạng sông rạch bị lấn chiếm, bị sạt lở, bị ô nhiễm nghiêm trọng đã cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân, nhất là những hộ sống trên và ven kênh rạch.
“Hiện nay, đang trong quá trình điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPHCM. Hiệp hội kiến nghị rà soát kỹ quy hoạch hành lang bảo vệ sông rạch, trước hết là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai; không tiếp tục tình trạng phát triển các tòa nhà cao tầng quá dày đặc, lấn át sông Sài Gòn, hoặc biến một phần không gian sông Sài Gòn thành không gian riêng của dự án nhà ở, nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất ven sông rạch vì lợi ích công cộng”, ông Lê Hoàng Châu đề xuất.
Theo ông Châu, TPHCM cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai theo hướng giao đất cho chủ đầu tư dự án đến mép bờ cao sông rạch, đồng thời có cơ chế quản lý quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch.
Khẳng định nếu có quy hoạch phù hợp, không gian dọc các bờ sông sẽ tạo cơ hội phát triển du lịch, vận tải hành khách đường thủy, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã chỉ ra nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác quy hoạch. Đó là tính định hướng kết nối chưa được quan tâm đúng mức do chưa có quy hoạch tổng thể, chưa đặt các dòng sông làm trọng tâm cho quy hoạch, chất lượng quy hoạch còn thấp, chưa khai thác dọc hành lang bờ sông.
“Sự thiếu đồng bộ trong công tác quản lý gây nên tình trạng lấn chiếm vào mục đích cá nhân, như làm bến tàu thuyền, nhà hàng, quán ăn, quán cà phê… lấn chiếm mà chưa có giải pháp xử lý”, ông Nhã nhìn nhận.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan khẳng định, hệ thống sông, kênh rạch có vai trò quan trọng trong sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn đang đối mặt với rất nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa nhanh dẫn đến tình trạng bị nước biển xâm lấn, sạt lở, sụt lún, bị san lấp, xây dựng lấn chiếm trái phép, ô nhiễm…
Trong khi đó, hệ thống quản lý chưa đồng bộ khiến các bờ sông đang bị lấn chiếm, tình trạng xây dựng nhiều dự án nhà cao tầng… đang đặt ra các giải pháp ứng phó cũng như phát huy tiềm năng của không gian dọc các sông, rạch vừa làm đô thị đẹp hơn, vừa tận dụng tiềm năng nói trên để phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực bất động sản.
“Tư duy quy hoạch không gian các bờ sông phải nhìn vào thực tiễn của TPHCM, làm không gian mở công cộng, kết hợp phát triển các dự án kinh tế. TPHCM sẽ tận dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 54 để thu hút các nguồn lực đầu tư, xã hội hoá trong xây dựng, giao thông, du lịch… dọc các bờ sông”, ông Võ Văn Hoan khẳng định.
Theo ông Lê Hoàng Châu, TPHCM cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai theo hướng giao đất cho chủ đầu tư dự án đến mép bờ cao sông rạch, đồng thời có cơ chế quản lý quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch.
Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan: sông ngòi đang đối mặt nhiều thách thức
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan khẳng định, hệ thống sông, kênh rạch có vai trò quan trọng trong sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn đang đối mặt với rất nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa nhanh dẫn đến tình trạng bị nước biển xâm lấn, sạt lở, sụt lún, bị san lấp, xây dựng lấn chiếm trái phép, ô nhiễm…