Để dạy học online hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị những gì?

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều tỉnh thành đã lên kế hoạch, phương án dạy học trực tuyến trước thềm năm học mới. Trong thời điểm hiện nay, vẫn biết rằng còn muôn vàn khó khăn cho thầy và trò, song chúng ta phải xem dạy – học online là điều hiển nhiên cần làm. Để dạy và học online hiệu quả cần sự đồng lòng của cả hệ thống giáo dục, từ nhà quản lý, đến nhà trường, học sinh và phụ huynh.

Vậy với riêng người giáo viên, các thầy cô giáo nên chuẩn bị những gì để dạy – học online hiệu quả, chúng tôi đã kết nối với một số giáo viên và cũng nhận được các chia sẻ:

Cô Trịnh Thị Hạnh, giáo viên trường Tiểu Học Ngô Quyền, Tp Buôn Ma Thuột: “Đối với các học sinh Tiểu học, việc dạy - học online khó hơn so với các em THCS và THPT. Với các học sinh khối lớp 1, 2: do các em chưa sử dụng máy tính thành thạo nên rất cần có sự hỗ trợ từ phụ huynh, còn các học sinh lớp 3, 4, 5 có một lợi thế là các em đã được làm quen với tin học và cách sử dụng máy tính thì các thao tác trên máy tính sẽ dễ dàng hơn. Điều quan trọng là bài giảng cho các em ở lứa tuổi này phải thật hấp dẫn, ngắn gọn, bài giảng nên xen lẫn các trò chơi để kích thích sự hứng thú của các bé. Các bài tập củng cố thì nên thiết kế đa dạng, giáo viên kết hợp chặt chẽ với phụ huynh hỗ trợ thêm các em ở nhà.”

Cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Thạc sĩ Toán, Giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1 cho biết: “Dạy online và dạy trực tiếp trên lớp khác nhau về hình thức, tôi khôngbê nguyên xi mô hình tiết học trên lớp vào tiết học online, và tôi cũng luôn suy nghĩ để sáng tạo các hoạt động: 1 tiết học có khi chuyển đổi các hoạt động 2-3 lần để tạo sự hứng thú cho học sinh. Trong bài soạn giảng, tôi sử dụng màu sắc, âm thanh sinh động, đôi khi thiết kế các câu trắc nghiệm nhanh thành các trò chơi để các em hào hứng.”

Cô NgôThanh Huyền, giáo viên trường THPT Bà Điểm, Hóc Môncho rằng:”Giáo viên cần tự trang bị các công cụ cần cho việc dạy online, như các môn tự nhiên cần viết rất nhiều công thức đặc thù, nếu giáo viên gõ trực tiếp lên màn hình thì học sinh phải chờ lâu, giáo viên nên tự trang bị các loại bảng viết, đồng thời thiết kế bảng trình chiếu đẹp mắt cũng là tạo hứng thú cho học sinh.”

Ông Nguyễn Hải Hà, hệ thống giáo dục ONE THOUSAND PLUS, cho rằng:”Về phương pháp: giáo viên nên tạo các hoạt động tăng sự tương tác với học sinh, bài giảng cần đa dạng các hoạt động và phải được thiết kế sinh động phù hợp với nội dung, nhất là các môn khoa học xã hội. Điều nàygiúp tăng sự yêu thích và sinh động hoá môn học cho học sinh dễ hiểu, nhớ bài lâu. Ở ONE THOUSAND PLUS, mỗi giáo viên của chúng tôi đều có áp dụng 11 phương pháp ghi nhớ của thế giới, kết hợp với nhiều kỹ thuật tiên tiến trong việc kích thích não bộ giúp học sinh hiểu kỹ, nhớ lâu.

Ngoài ra, mỗi giáo viên cũng cần tự trang bị các thao tác, kĩ năng và phải sử dụng công cụ hỗ trợ việc soạn giảng, giáo viên nên tự xây dựng kho học liệu cho mình: có thể tìm nguồn từ internet, hoặc thông qua việc chia sẻ với các bạn đồng nghiệp. Ban giám hiệu của các trường, lãnh đạo của các cơ sở giáo dục cần hiểu các khó khăn của giáo viên trong giai đoạn này và tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận các nền tảng số.

ONE THOUSAND PLUS luôn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên của mình, xây dựng việc dạy – học trên các nền tảng số hiện đại, hỗ trợ các phần mềm giúp kiểm tra, đánh giá học sinh qua từng buổi học. Những bài kiểm tra, đánh giá này rất quan trọng, vì học sinh yếu ở phần nào giáo viên phải nắm được và củng cố cho em, điều này giúp học sinh tự tin nắm bắt kiến thức các phần khác và giúp cả quá trình học trở nên hiệu quả.”

Còn thầy Trần Văn Đúng – giáo viên môn Văn của ONE THOUSAND PLUS cho rằng ngoài việc chuẩn bị về phương pháp, cách thức, thì còn một điều quan trọng trong lúc này là: thầy cô giáonên có thái độ sống lạc quan, có năng lượng tích cực để lan tỏa tình yêu thương đến các học sinh của mình. Thầy cô nên xem các em như những thành viên yêu mến của gia đình. Hãy động viên, khích lệ các em cố gắng vượt lên hoàn cảnh và đồng cảm, chia sẻ với nhau. Trong lúc này, hơn bao giờ hết, cần tập trung “dạy người”, dạy kĩ năng rồi mới đến “dạy chữ”.