Chủ động giảm muối với các cách hiệu quả từ chuyên gia mách bảo

Chế độ ăn ít muối ngày càng được chú trọng để duy trì cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh lý về huyết áp, tim mạch. Nhân ngày tim mạch thế giới 29/9, TS.BS Nguyễn Thị Hương Lan, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã có chia sẻ về những cách giảm muối hiệu quả để bảo vệ trái tim khỏe trong chương trình Câu chuyện ngày mới trên VTC.

TS.BS Nguyễn Thị Hương Lan trong chương trình Câu chuyện ngày mới

Giảm muối đơn giản hơn với những cách sau

Theo TS.BS Nguyễn Thị Hương Lan, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, có các cách phổ biến để giảm lượng muối hiệu quả như:

1. Kiểm tra hàm lượng natri trên thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm để chọn sản phẩm ít muối.

2. Kết hợp gia vị như bột ngọt. Đây là một phương pháp hiệu quả để giảm muối mà vẫn giữ độ ngon cho món ăn. Bột ngọt chứa ít natri hơn muối (chỉ bằng 1/3) và được khuyến nghị bởi nhiều tổ chức y tế trên thế giới. Các nước khác như Braxin, Phần Lan, Pháp, Singpore, Đan Mạch, Hàn Quốc đều đã nghiên cứu và cho thấy bột ngọt có thể duy trì vị ngon cho thực phẩm giảm muối. Bộ Y tế Việt Nam cũng đã xác nhận bột ngọt an toàn cho mọi đối tượng. Khi ăn vào, bột ngọt được chuyển hóa hơn 95% tại ruột non thành năng lượng cho hoạt động của ruột non, dưới 5% còn lại được chuyển hóa tại gan thành các alanin, glutamin. Do vậy, bột ngọt hầu như không đi vào được hệ tuần hoàn, không đi vào huyết tương, không thể đi vào não và không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não như nhiều quan niệm sai lầm về bột ngọt.

Bột ngọt chứa ít natri hơn muối (chỉ bằng 1/3) và được khuyến nghị bởi nhiều tổ chức y tế trên thế giới trong chế độ ăn giảm muối

3. Sử dụng chất thay thế muối: Một số chất như kali clorua, canxi clorua và magie clorua có thể thay thế muối để giảm natri. Nhiều sản phẩm gia vị trên thị trường hiện nay đã áp dụng công thức này như Xốt dùng ngay Kho Quẹt với công thức sử dụng chất thay thế muối Kali clorua. Hoặc giảm lượng muối trực tiếp trong công thức của sản phẩm (nước tương Phú Sĩ giảm muối của Ajinomoto Việt Nam).

Nỗ lực đẩy lùi tình trạng ăn thừa muối

Theo khảo sát năm 2015 của Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, người Việt Nam tiêu thụ trung bình khoảng 9,4 gram muối mỗi ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến nghị. Trong đó, lượng muối chủ yếu đến từ gia vị tổng hợp (35%), nước mắm (32%), và thực phẩm chế biến sẵn (12%). Để giảm lượng muối tiêu thụ, Chính phủ đã phê duyệt và ban hành Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng, trong đó thiết lập mục tiêu về lượng muối tiêu thụ trung bình của dân số (từ 15-49 tuổi) phải giảm xuống dưới 8gr/ngày vào năm 2025 và dưới 7gr/ngày vào năm 2030.

Giảm muối hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Từ những phương pháp xây dựng chế độ ăn khoa học và sử dụng các gia vị thay thế giúp cân bằng lại lượng muối tiêu thụ, nhiều tín hiệu khả quan đã được ghi nhận. Theo kết quả Điều Tra Quốc Gia Các Yếu Tố Nguy Cơ Bệnh Không Lây Nhiễm Tại Việt Nam năm 2021, lượng muối tiêu thụ trung bình tại Việt Nam đã giảm xuống còn khoảng 8,1 gram muối/ ngày, gần đạt mục tiêu hướng đến năm 2025 là 8g/ ngày.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Hương Lan, chúng ta cần luôn có những hoạt động, giáo dục, giải pháp hiệu quả và bền vững, giúp người dân có thể tiếp tục giảm lượng muối sử dụng để hướng đến mục tiêu xa hơn là dưới 7g/ ngày vào năm 2030. Cũng cần lưu ý rằng, đây là những bước đầu quan trọng để hướng tới việc giảm dần tiêu thụ muối, hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.