Là máy bay tiêm kích đặc chủng trang bị trên tàu sân bay, A6M Zero được Không quân Nhật Bản sử dụng từ năm 1940. Khi đó, A6M Zero là máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay hiện đại nhất trên thế giới với động cơ khỏe và tầm bay xa.
Tuy nhiên, thời điểm đó, hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây đều xem thường A6M Zero, bất chấp Claire Lee Chennault, viên chỉ huy huyền thoại của Flying Tigers, một nhóm các phi công tình nguyện người Mỹ được tuyển mộ để hỗ trợ lực lượng Trung Hoa dân quốc chiến đấu chống Nhật, đã cảnh báo Washington về mối đe dọa mà Zero có thể tạo ra ở thời điểm đó.
Người Mỹ mới chỉ thực sự sốc sau khi các máy bay A6M Zero quét sạch hệ thống phòng thủ của Mỹ ở Trân Châu Cảng và Manila trong tháng 12/1941.
Những năm sau đó, khả năng tác chiến của A6M Zero trong những giai đoạn đầu của cuộc chiến Thái Bình Dương đã giúp A6M Zero được tôn vinh là một huyền thoại và góp công lớn vào những chiến thắng của quân Nhật.
Tuy nhiên, sau 2 năm làm chủ bầu trời, A6M Zero đã bị những loại máy bay và chiến thuật tác chiến mới của quân đồng minh khắc chế. Dù vậy, loại máy bay này vẫn được sử dụng tới khi Đế quốc Nhật hoàn toàn bại trận năm 1945.
Theo giới chuyên gia quân sự Nhật Bản, các tiêm kích do Trung Quốc phát triển đang áp dụng những công nghệ hiện đại nhất thế giới mà không nhiều cường quốc quân sự có được.
Theo các nguồn tin quân sự, với thùng chứa nhiên liệu lớn hơn, J-20 có thể đạt tầm bay xa gần 2.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Ngoài ra, máy bay này cũng có khả năng mang khối lượng lớn vũ khí cho phép tiến hành các cuộc tấn công tầm xa có sức tàn phá lớn hơn.
Với kích thước lớn (dài 23m), tốc độ cao (tối đa 2.120Km/h), loại máy bay mới này sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát những khu vực rộng lớn ở xa ngoài biển.
Các chuyên gia toàn cầu đánh giá J-20 có ưu thế đáng kể so với máy bay cường kích F-35, loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tiếp theo hiện mới đang ở giai đoạn phát triển sắp hoàn tất của Mỹ. Hình dáng của J-20 cho phép J-20 có khả năng tàng hình tốt hơn máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga là T-50 PAK-FA.
J-20 có thể được trang bị các tên lửa tầm xa cũng như có thể tiếp nhiên liệu trên không. J-20 cũng có thể phóng các tên lửa hành trình và mang các khí tài hạng nặng. Loại tiêm kích này cũng lớn hơn nhiều so với dự kiến của giới quan sát.
“Bất kỳ nhận xét nào cho rằng một chiếc F-35 hay F/A-18 E/F Super Hornet sẽ có khả năng đối chọi với J-20 trong không chiến khi lọt vào vùng trời do J-20 bảo vệ sẽ là hoàn toàn sai lầm”, một chuyên gia phân tích quốc phòng của Australia cảnh báo.
Tuy so với T-50 của Nga và F-22 của Mỹ, J-20 còn thua về công nghệ tàng hình và khả năng tiết kiệm nhiên liệu, nhưng giới phân tích quân sự quốc tế cho rằng thế hệ tiêm kích mới này là một dự án quân sự chủ chốt trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 của Trung Quốc, và “thời gian hoàn thiện J-20 chưa phải là hết”. Vậy nên, những nhận định về tương lai J-20 của giới chuyên gia quân sự Nhật Bản không phải là không có cơ sở.