Chiêm ngưỡng trang sức vô giá của 54 dân tộc Việt Nam

TPO - Có mặt tại bảo tàng trang sức các dân tộc Đỗ Hùng (phố đi bộ Nguyễn Huệ, TPHCM), nhiều du khách không khỏi trầm trồ trước trình độ làm trang sức các dân tộc Việt Nam cách đây hàng trăm năm. Hàng trăm trang sức, vật trang trí bằng kim loại, xương động vật, đá quý... đã làm mãn nhãn khách tham quan. Bảo tàng đi vào hoạt động từ ngày 6/6, mở cửa phục vụ từ 9h đến 22h hàng ngày.
Với hơn 30 năm sưu tập và nghiên cứu cổ vật, ông Đỗ Hùng cảm nhận được mỗi cổ vật đều chứa đựng nhiều yếu tố về nghệ thuật, lịch sử cùng những câu chuyện thú vị gắn liền. “Đến thời điểm này, tôi không còn là nhà sưu tầm, hay người thưởng thức cổ vật nữa. Tôi đặt mình là người có sứ mệnh phải giữ gìn, phát huy bằng cách giới thiệu các cổ vật ra công chúng. Chính vì vậy tôi thành lập Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn”, ông Đỗ Hùng cho biết lý do thành lập bảo tàng.
Vào triều Nguyễn, voi được biên chế vào binh chủng hoàng gia như xe tăng, thiết giáp... Chính vì thế, nhà Nguyễn ban hành chỉ dụ bảo tồn voi. Ngà voi chỉ được khai thác từ những cá thể đã chết, rụng tự nhiên, quà cho tặng... Hoàng gia độc quyền khai thác ngà voi. Việc khai thác ngà voi được xem là vi phạm luật pháp. Ngà voi được sánh ngang vàng, được chế tác ấn. Điển hình là ấn của vua Tự Đức (1867-1883).
Chiếc vòng cổ lục lạc của người Ba Na.
Bộ trang sức của người Xơ Đăng.
Trang sức của phụ nữ Mạ thế kỷ 18 - 20, chất liệu chính là từ xương, thuỷ tinh, ngà, nhựa cây...
Mặt dây đeo cổ bằng xương động vật và các chi tiết bằng mã não của dân tộc Bru-Vân Kiều. Bru - Vân Kiều và Tà Ôi là hai trong 54 thành phần dân tộc Việt Nam, hiện đang sinh sống trên dãy Trường Sơn, địa bàn phân bố chủ yếu là ở phía Tây tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chiếc mũ Kpâl Plốp kiểu hình tháp nhọn nhiều tầng trang trí nhiều màu sắc, đính những hạt cườm lấp lánh, thêu hoa giống như một chiếc vương miện của người Khơ-me được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Đây là một trong những phụ kiện trang điểm cho cô dâu Khơ me ngày đại hỷ.

Bộ sưu tập trang sức bằng đá lưu ly của người Hoa thời Nguyễn cực hiếm. Ông Đỗ Hùng cho biết thêm: “Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam ra đời với các hiện vật gốc và trang sức có niên đại hơn 2.500 năm trước đến thế kỷ 20 của 54 dân tộc Việt Nam. Mục đích là giới thiệu, phản ánh 54 sắc thái văn hóa đan xen, sống động, mỹ lệ và đa dạng hội tụ của các dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế”.

Văn hoá Đông Sơn nổi tiếng với trống đồng. Bộ sưu tập trang sức Đông Sơn này khiến du khách tham quan thích thú khi biết nền văn hoá Đông Sơn lại có thêm trang sức.

Bộ sưu tập trang sức, vật trang trí của người Kinh chiếm số lượng đồ sộ. Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, tồn tại trong 143 năm, được thành lập sau khi Nguyễn Ánh (vua Gia Long) lên ngôi hoàng đế năm 1802 và vua Bảo Đại thoái vị năm 1945. Triều Nguyễn đánh dấu một giai đoạn lịch sử đầy biến động của Việt Nam, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp vào giữa thế kỷ 19. Hàng nghìn cổ vật trưng bày trong hai bảo tàng được ông Đỗ Hùng sưu tầm và mua lại từ nhiều nguồn sưu tầm khác nhau.

Dân tộc Pu Péo chỉ thống kê được 903 người vào năm 2019 nhưng trình độ làm trang sức thì được giới sưu tập đánh giá cao. Người Pu Péo sống dọc biên giới Việt - Trung, sử dụng ngôn ngữ Kra hệ Tai-Kadai.
Chiếc mão tinh xảo của dân tộc Chăm.
Chiếc vòng cổ của người Mường. Năm 2019, dân tộc Mường có khoảng 1,5 triệu người, tập trung nhiều ở tỉnh Hòa Bình.

Đôi hoa tai của người Bố Y có những chi tiết đường kính chỉ bằng hạt gạo. Năm 2019, dân tộc Bố Y chỉ hơn 3.000 người.

Chiếc vòng cổ của người Tày.

Bộ vòng cổ độc đáo của người Kháng.

"Mặt" vòng cổ của người H'mông gây ấn tượng mạnh với sự cầu kỳ và tinh xảo.

Khăn trùm đầu của người Dao.

Vòng cổ của người Sán Chay.

Họa tiết hoa anh túc có trên trâm cài của người La Hủ.