Lần thứ nhất: Phát hiện làm thay đổi cách nhìn của cả thế giới về ung thư
Năm 1992, sau gần 20 năm nỗ lực tìm tòi nghiên cứu, các nhà khoa học trường Đại học Y Johns Hopkins- đứng đầu là GS. Paul Talalay đã công bố việc tìm ra một hoạt chất trong bông cải xanh tên là sulforaphane glucosinolate (SGS) vốn là tiền chất của sulforaphane có khả năng ngăn ngừa ung thư.
Đây được xem là bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu về ung thư vì đa số các nhà khoa học trước đây chỉ tập trung vào nghiên cứu phương pháp điều trị, không ai nghĩ rằng ung thư là một bệnh có thể ngăn ngừa.
Công bố này đã được đăng lên trang nhất của tạp chí New York Times, trong đó nhấn mạnh khả năng của sulforaphane trong việc kích thích các enzyme thải độc quan trọng và các chất chống oxi hóa trong tế bào để chống lại khối u. Trước đó nhiều hoạt chất tự nhiên đã được tìm thấy nhưng sulforaphane là chất mạnh mẽ nhất có khả năng ngăn ngừa khối u.
Ngay sau đó, sulforaphane đã trở thành một trong những hoạt chất được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, số bài báo khoa học về hoạt chất này được đăng trên Thư viên Y học Hoa Kỳ đã lên đến hơn 1400 bài. Tạp chí Popular mechanism cũng đã bình chọn sulforaphane là 1 trong 100 phát hiện đột phá nhất thế kỉ XX.
Lần thứ 2: Xóa tan nghi ngờ về khả năng ngăn ngừa ung thư của Sulforaphane
Tuy nhiên, công bố của GS Talalay vẫn còn khiến nhiều nhà khoa học nghi ngại về khả năng ngăn ngừa ung thư của sulforaphane. Để chứng minh cho khẳng định của mình, nhóm nghiên cứu tiếp tục thử nghiêm trên chuột và kết quả đã được tờ New York Time đăng tải vào năm 1994.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã chia chuột thí nghiệm làm 3 nhóm: nhóm 1 được tiêm liều cao sulforaphane, nhóm 2 được tiêm liều thấp sulforaphane và nhóm 3 không được tiêm sulforaphane làm đối chứng.
Sau đó, chuột ở cả 3 nhóm được gây ung thư vú bằng hợp chất DMBA (dimethyl benzanthracene). Kết quả là: 68% số chuột ở nhóm 3 bị ung thư, trong khi nhóm 2 có 35% số chuột bị ung thư, và nhóm 1 chỉ có 26%. Điều này chứng tỏ, sulforaphane đã ức chế quá trình hình thành khối u trên chuột thí nghiệm.
“Đây là một bằng chứng rất có giá trị đối với chúng tôi, nó cho thấy các chất chống ung thư trong thực phẩm thực sự có ý nghĩa.”– GS. Talalay nói.
Những phát hiện của GS Paul Talalay đã tạo ra một cơn sốt, khiến cho lượng tiêu thụ bông cải xanh tăng lên gấp đôi trên toàn nước Mỹ. Tuy nhiên, điều đáng nói là hoạt chất này dễ bị phân hủy trong quá trình đun nấu, do đó, để có được lợi ích từ nó, mỗi người sẽ phải tiêu thụ 3,4kg bông cải xanh nấu chín mỗi ngày. Đây là một điều không thể.
Các nhà khoa học lại bỏ ra 3 năm tìm ra cách tốt nhất, vừa giúp tối ưu hóa hàm lượng, vừa giữ nguyên được hoạt chất trong bông cải xanh. Năm 1997, tờ New York Time lại một lần nữa vinh danh nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Y Johns Hopkins khi phát hiện ra hàm lượng SGS trong hạt mầm bông cải xanh 3 ngày tuổi cao gấp 30- 50 lần trong bông cải xanh trưởng thành. Bằng công nghệ chiết lạnh đặc biệt, các nhà khoa học chiết xuất thành công hoạt chất này từ hạt mầm bông cải xanh với hàm lượng không dưới 10%, cao nhất trên thị trường mà không bị mất hoạt tính trong quá trình chiết xuất và bảo quản.
Công trình này đã được cấp bằng sáng chế mang số hiệu số hiệu US 2008/0131578 A1 tại Hoa Kì và được chuyển giao cho tập đoàn Frutarom Thụy Sĩ phân phối với tên thương mại là BroccoRaphanin
Tìm hiểu chi tiết thông tin sản phẩm DetoxGreen TẠI ĐÂY
Để đặt mua hàng nhanh nhất, chọn mua ngay TẠI ĐÂY
Số: 01599/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh