> Anh chàng phượt khắp thế giới bằng xe đạp một bánh
Xuyên lục địa tìm hạnh phúc
Theo một loạt nghiên cứu mớiđây của nhà tâm lý học Iris Mauss, khi càng đặt nhiều giá trị vào hạnh phúc thì con người càng trở nên ít hạnh phúc hơn.
Tôi thấy điều đó ở Tom – một người học rộng tài cao có khả năng nói được 6 thứ tiếng, từ tiếng Trung cho tới tiếng Wales.
Ở trường đại học, Tom được đánh giá là một chuyên gia vềkhoa học máy tính nhưng anh không hài lòng với điều đó. Anh bị ám ảnh về hạnhphúc. Anh khao khát một sự nghiệp và một nền văn hoá xứng tầm với tầm quantrọng và giá trị của mình.
Hai năm sau khi tốt nghiệp, Tom từ bỏ công việc ở Liên Hiệp Quốc để tìm cách khởi nghiệp qua Internet. Anh ứng tuyển vào các vị trí quản lýsiêu thị, tư vấn viên, nhà đầu tư mạo hiểm và nghe nói anh đã tới Puerto Rico,Trinidad, Colombia, Canada.
Những công việc và đất nước này không làm anh thoả mãn. Mộtnăm sau, anh làm hài kịch, dự định chuyển tới London để kiếm tấm bằng cao học về giáo dục,triết lý khoa học, quản lý hoặc tâm lý học. Nhưng không con đường nào trong số đó làm anh hạnh phúc. Thất vọng với việc không có tiến triển nào trong côngcuộc tìm kiếm hạnh phúc, anh tạo ra một công cụ trực tuyến giúp mọi người pháttriển những thói quen tích cực. Điều đó cũng không khiến Tom hài lòng. Vì thế,anh chuyển tới Bắc Kinh. Ở đó 2 năm nhưng không hợp với văn hoá Trung Quốc, anhlại chuyển tới Đức. Ở Đức, Tom dự định xây dựng một ký túc xá đại học dành chongười lớn và một quán bar dành cho những người mê máy tính.
Hai năm sau, anh tới Montrealvà Pittsburgh,sau đó quay về Đức làm việc cho một website giúp các cặp vợ chồng dành nhiềuthời gian vui vẻ bên nhau hơn. Vẫn không hạnh phúc, anh từ bỏ kế hoạch và trởvề Bắc Kinh để bán đồ nội thất văn phòng. Một năm nữa trôi qua và thêm 2 lần dichuyển nữa giữa 2 lục địa, anh thừa nhận với bạn bè rằng: “Tôi tìm kiếm hạnhphúc vất vả hơn Carmen San Diego”.
Bốn sai lầm
Tom đã vấp phải 4 sai lầm thường xảy ra trên con đường tìm kiếm hạnh phúc.
Sai lầm đầu tiên là cố gắng đánh giá xem mình có hạnh phúc hay không.
Khi đi tìm hạnh phúc, mục tiêu của chúng ta là có thêmnhiều niềm vui và sự thỏa mãn.
Để xem mình có hạnh phúc hơn hay không, chúng ta cần sosánh hạnh phúc của quá khứ với hạnh phúc hiện tại. Điều này làm nảy sinh mộtvấn đề: Khi làm phép so sánh, chúng ta đã chuyển đổi từ sự trải nghiệm sangđánh giá.
Hãy xem xét các nghiên cứu của nhà tâm lý học MihalyCsikszentmihalyi về “guồng quay” – trạng thái tập trung hoàn toàn vào một hoạtđộng nào đó.
Hãy tưởng tượng bạn đang say mê đọc mộtcuốn Harry Potter, đang chơi một môn thể thao yêu thích hay gặp lạimột người bạn tốt đã mất liên lạc trong vài năm. Lúc đó, bạn đang ở trong một“guồng quay”: bạn đắm mình vào một hoạt động đến mức quên cả thời gian và thếgiới bên ngoài.
Csikszentmihalyi nhận ra khi đang ở trong một “guồng quay”,người ta sẽ không nói rằng mình đang hạnh phúc vì quá bận rộn và tập trung vàohoạt động đó. Nhưng nhìn lại, họ cho rằng “guồng quay” đó là một trải nghiệmcảm xúc tích cực.
Khi mải mê tìm kiếm hạnh phúc ở khắp nơi, Tom đã không tìmra được “guồng quay” của mình. Anh quá bận rộn với việc đánh giá mỗi công việc và vùng đất mà anh vừa đến. Anh chưa bao giờ hoàn toàn hòa mình vào nó, trongnhững những dự án cũng như các mối quan hệ của mình. Thay vào đó, anh chán nảnvà bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn.
Hai nhà tâm lý học Katariina Salmela-Aro và Jari-Erik Nurmigọi đó là: sự chán nản khiến con người ta cho rằng những hoạt động hằng ngàycủa mình kém thú vị và việc luôn bị ám ảnh với suy nghĩ tại sao mình không hạnhphúc lại càng khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn.
Sai lầm thứ hai mà Tom mắc phải là đánh giá quácao những tác động của hoàn cảnh sống đối với hạnh phúc.
Như nhà tâm lý học Dan Gilbert giải thích trongcuốn “Stumbling on Happiness”, chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao những tácđộng tình cảm lên các sự kiện của cuộc sống. Chúng ta nghĩ rằng một người bạncùng phòng tốt hay một sự thăng tiến sẽ làm chúng ta hạnh phúc hơn. Chúng takhông nhận thấy một thực tế rằng chúng ta sẽ phải thích nghi với những hoàncảnh mới. Ví dụ, theo một nghiên cứu, việc trúng số không mang lại hạnh phúclâu dài. Mỗi lần Tom chuyển tới một đất nước mới, nhận một công việc mới, lúcđầu anh sẽ háo hức với một guồng quay mới nhưng vài tháng sau, một thực tế nảysinh: guồng quay ấy trở nên quen thuộc và nhàm chán.
Sai lầm thứ ba là tìm kiếm hạnh phúc một mình.
Hạnh phúc là một trạng thái cá nhân, vì thế khi đi tìm nó,bạn tập trung vào bản thân mình là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, rất nhiều bằng chứng cho thấy chỉ tập trung vàobản thân mình là phá hủy hạnh phúc và gây ra buồn chán. Khi Tom thay đổi côngviệc và chỗ ở một mình, anh đã để lại phía sau những người làm anh hạnh phúc.
Sai lầm cuối cùng trong việc tìm kiếm hạnh phúc là đitìm những cảm xúc mãnh liệt.
Khi chúng ta muốn hạnh phúc, chúng ta thường tìm kiếm nhữngcảm xúc tích cực như vui vẻ, hứng khởi, nhiệt tình, háo hức. Nhưng các nghiêncứu lại cho thấy đây không phải là con đường tốt nhất mang lại hạnh phúc.
Nghiên cứu của nhà tâm lý học Ed Diener tiết lộ hạnh phúcphụ thuộc vào mức độ thường xuyên, chứ không phải cường độ của những cảm xúctích cực. Khi trông đợi vào những cảm xúc tích cực, chúng ta sẽ đánh giá nhữngtrải nghiệm của mình theo một tiêu chuẩn cao hơn – điều đó sẽ dễ làm người tathất vọng hơn.
Thật vậy, Mauss và các đồng nghiệp của bà đã phát hiện rarằng một trải nghiệm vô cùng tích cực sẽ khiến chúng ta đánh giá những trảinghiệm thông thường khác kém tích cực hơn.
Một khi bạn giành được tấm huy chương vàng nào đó hoặctrúng số thì rất khó để tìm thấy niềm vui khi có một chỗ đỗ xe lý tưởng hay khithắng một trận game.
Tom đã rất vất vả trong việc tìm kiếm một công việc hoànhảo và một đất nước lý tưởng vì anh không biết trân trọng khi có một công việcthú vị.
Hiện tại, lần đầu tiên trong hơn một thập kỉ, Tom cho rằngcó vẻ như anh đang hạnh phúc. Thay vì đi tìm hạnh phúc một mình, Tom đã yêu vàkết hôn. Thay vì suốt ngày đánh giá xem mình có hạnh phúc không và săn tìm mộtcông việc trong mơ, bây giờ anh đã tìm thấy “guồng quay” của mình và hài lòngvới công việc hằng ngày là giúp vợ phát triển một công ty. Anh không còn dịchchuyển từ lục địa này sang lục địa khác như lời khuyên của nhà tâm lý KenSheldon và Sonja Lyubomirsky: “Hãy thay đổi hành động, chứ không phải hoàncảnh”.
Trong cuốn “Obliquity”, nhà kinh tế học từng đạt giải NobelJohn Kay lập luận rằng những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống chỉ có thể đạtđược một cách gián tiếp.
Tôi tin điều này đúng với hạnh phúc. Nếu bạn thực sự muốncó niềm vui và những điều ý nghĩa thì bạn không nên chú ý tới nó, mà hãy hướngtới những công việc, những mối quan hệ mang lại cho bạn niềm vui và ý nghĩa vớitư cách là hệ quả.
Như triết gia vĩ đại John Stuart Mill từng viết: “Nhữngngười hạnh phúc là những người tập trung vào những thứ khác hơn là hạnh phúccủa riêng mình”.
Bài viết của Tiến sĩ Adam Grant – nhà nghiên cứu, giảng viên chuyên ngành quản lý được đánh giá cao ở Trường Wharton, ĐH Pennsylvania. Ông cũng là tác giả của cuốn sách nằm trong danh mục bán chạy nhất của New York Times và Wall Street Journal – cuốn “Give and Take: A Revolutionary Approach to Success”. Ông từng tốt nghiệp cử nhân ĐH Harvard, học Thạc sĩ và Tiến sĩ ở ĐH Michigan và giành được nhiều giải thưởng cũng như thành tích xuất sắc. Tiến sĩ Adam Grant là một trong 40 giảng viên kinh tế xuất sắc nhất thế giới chưa đến 40 tuổi.
Theo Vietnamnet
* các tựa nhỏ do tòa soạn đặt