> Tổng cục Đường bộ: Kiểm tra hiện tượng báo Tiền Phong nêu
> Loạn đào tạo lái xe: Những bí mật trong trường lái
> Học lái xe siêu tốc, 'chống trượt' toàn phần
Sân bóng thành nơi tập lái
Các dị tật chủ yếu nhưn cụt ngón tay, mắt đã bị hỏng và chiều cao không đủ so với quy định
Sân vận động xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) những ngày cuối tuần, 7 giờ sáng đã có hơn chục người chủ yếu là học viên tại các xã lân cận đến chờ thầy về dạy. Hơn 7 giờ, chiếc xe ô tô cũ loại 5 chỗ có biển số đăng ký ở Nghệ An chạy tới.
Tiếng ga rú ầm ĩ, phả mùi khét bốc ra từ ống xả. Nhiều học viên tại đây khi được hỏi về tên trường đào tạo, chỉ biết lắc đầu. “Thấy một cán bộ xã nhận hồ sơ, thu tiền và thông báo đến đây học thực hành. Còn lý thuyết được học ở hội trường UBND xã vài buổi thôi”, học viên tên Hoa cho biết.
Tại sân vận động Trường Tiểu học thị trấn Xuân An (Nghi Xuân), nhiều tháng nay, học sinh không dám bén mảng tới vì phải nhường chỗ cho xe ô tô tập lái của Trung tâm Đào tạo lái xe Petrolimex Nghệ Tĩnh (trụ sở đóng tại TP Vinh, Nghệ An).
Sân tập này có vẻ hiện đại hơn vì được các thầy hướng dẫn đóng cọc, chăng dây và các vạch được rải vôi để học viên dễ phân biệt.
Một cán bộ xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân cho biết, chưa bao giờ có ý định mua xe, nhưng người của một cơ sở đào tạo lái xe ở Nghệ An về tận nơi mời chào với học phí trọn gói 9 triệu đồng.
Sau khóa học, thấy việc học lái xe đơn giản, dễ lấy bằng nên mọi người ở nơi khác cũng đua nhau đăng ký qua vị cán bộ này.
“Nhận hồ sơ xong, tôi thông báo cho thầy ở Nghệ An. Họ về mượn phòng họp ủy ban xã để tổ chức học lý thuyết, tập lái thì ra sân vận động. Trước khi sát hạch 3 ngày mới cho lên tận cơ sở để ôn thi”, cán bộ T. cho biết.
Theo anh T. từ khi anh làm môi giới nhận hồ sơ cho cơ sở đào tạo này, chưa một học viên nào bị loại vì sức khỏe hay dị tật. Tình trạng thiếu học viên đến nỗi “Họ mời mình không được, nói gì đến chuyện kiểm tra sức khỏe từng học viên”, anh T. tiết lộ.
Địa bàn được các cơ sở đào tạo lái xe ngoại tỉnh quan tâm nhất ở Hà Tĩnh là huyện Kỳ Anh. Nắm bắt được nhu cầu học lái xe tải để vào làm việc cho khu kinh tế Vũng Áng nên các cơ sở đào tạo ở Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An… ồ ạt về đây tuyển sinh.
Băng rôn, khẩu hiệu học lái xe “siêu tốc” được treo đầy đường. Sân vận động ở các xã và thị trấn Kỳ Anh vốn dùng cho học sinh và người dân vui chơi, thể dục thể thao nay bị biến thành sân tập lái.
Tất cả học viên đăng ký học bằng B1, B2 và các hạng khác đều được thực hành trên xe tải. Phần lý thuyết được tổ chức rất sơ sài ở phòng học cũ kỹ, thậm chí ở ngay các lùm cây sau giờ nghỉ phần thực hành.
Cụt ngón, hỏng mắt vẫn lái xe
Trao đổi với PV Tiền Phong về tình trạng loạn đào tạo lái xe ở các tỉnh khác trên địa bàn Hà Tĩnh, ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Phòng Quản lý Phương tiện và Người lái (Sở GTVT Hà Tĩnh) cho biết: Đây là vấn nạn nhức nhối tại Hà Tĩnh nhiều năm nay. Trong quá trình đổi bằng hết hạn, Sở GTVT Hà Tĩnh phát hiện nhiều trường hợp có GPLX của các tỉnh khác, nhưng không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe như chiều cao và bị các dị tật (không đủ điều kiện cấp bằng). Theo đó, các dị tật chủ yếu như cụt ngón tay, một mắt bị hỏng...
“Giấy phép đào tạo chỉ được cấp trong tỉnh. Thế nhưng, các cơ sở có giấy phép cấp ở Thanh Hóa, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An… đang làm loạn tại Hà Tĩnh”, ông Dũng nói.
“Căn cứ vào các quy định về sân bãi, phòng học, tuyến đường…các cơ sở đào tạo này đang thách thức các cơ quan chức năng”, ông Dũng bức xúc. Về quy trình kiểm tra, xử phạt đối với các cơ sở đào tạo sai phạm này, ông Dũng nói rất khó. “Bắt tận tay đang giảng dạy cho học viên, nhưng họ lại viện cớ xe đi dã ngoại có chứng nhận của nhà trường”, ông Dũng nói.
“Phải làm cho rõ, trung tâm đào tạo lái xe đào tạo thế nào mà lái xe không nắm được luật, tay lái non; hoặc không học mà vẫn được cấp bằng lái; hay trung tâm được lập ra để đi bán bằng”.
Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an nói tại Hội nghị sơ kết về tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT do Bộ Công an tổ chức tại Khánh Hòa ngày 22/3.