Đặc biệt, hoàn cảnh công việc phải xa con cả ngày, để con “ngoài tầm kiểm soát” là nỗi lo lắng thường trực, khiến các bậc cha mẹ đứng ngồi không yên.
Dạy con phòng vệ
Vợ chồng anh Vũ Lâm (Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) có hai con đều đang học tiểu học. Anh Lâm chia sẻ, cả hai vợ chồng đều công tác trong nội thành. Trước đây, đưa con tới trường, thấy con vào tới cửa lớp là anh an tâm đi làm. Sau giờ làm việc hoặc ngày nghỉ, hai vợ chồng anh để con được thoải mái chơi đùa với các bạn bè trong khu xóm. Các con thỉnh thoảng đến nhà nhau chơi rất thân thiết. Tuy nhiên, gần đây đọc nhiều thông tin pháp luật, xã hội, anh Lâm bỗng thấy lo lắng không yên.
“Thủ phạm trong các vụ án xâm hại trẻ em đăng trên báo chí gần đây hầu hết là những người trẻ, chưa có tiền án tiền sự vậy mà hành động man rợ hơn cả những kẻ ra tù vào tội nhiều lần. Ai dám đảm bảo trước được là những hàng xóm của mình, người thân của mình sẽ không bao giờ làm những chuyện như vậy?
Khu nhà tôi ở là xóm ngụ cư, rất nhiều người nơi khác tới sinh sống, thuê trọ. Thật sự, vợ chồng tôi cảm thấy rất lo lắng khi mỗi lúc không biết chắc con mình đang làm gì, ở đâu, với ai?
Tôi biết rằng dạy các cháu không được tự ý sang chơi nhà hàng xóm một mình, không được đi cùng với ai mà không có bố mẹ, chỉ được chơi quanh quẩn trước cửa nhà… đồng nghĩa với việc dạy con cách sống đề phòng và nghi ngờ tất cả. Nhưng vì sự an toàn của con, chúng tôi đành phải làm vậy”.
Cùng quan điểm với anh Lâm, vợ chồng chị Châm, anh Thịnh (Phúc Xá, Long Biên, Hà Nội) cũng cho rằng, thà bảo con đề phòng tất cả còn hơn con mất an toàn. Mỗi dịp có thời gian cho con về quê chơi với ông bà nội, chị Châm đều dặn rất kỹ hai con nhỏ của mình, tuyệt đối không được đi chơi một mình, không được nghe người khác rủ rê vào nhà, đi xa.
Thậm chí, chị nhấn mạnh với cô con gái nhỏ vừa 6 tuổi, không được vào nhà người khác, kể cả nhà hàng xóm và “phải tránh xa các chú người lớn”. Chị yêu cầu con hứa và dọa nếu không nghe lời mẹ, mẹ biết sẽ phạt nặng.
Chị Châm chia sẻ: “Càng ngày tôi càng thấy mất tự tin trong việc quản lý con cái. Tội ác không lường trước được nên tôi chỉ còn cách giúp các con đề phòng những tình huống xấu nhất xảy ra”.
Khác với suy nghĩ của nhiều gia đình nói trên, anh Nguyễn Đình Hưng (Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội) cho rằng: “Thực tế không tới nỗi bi đát như vậy. Các bố mẹ không nên quá đề phòng như thế vì những gì báo chí đưa lên chỉ là số ít. Tại sao chúng ta lại phải dạy con đề phòng chính những người thân của mình? Tôi vẫn cho con tôi vui chơi thoải mái, để cháu được giao tiếp bình thường, thân thiết với những người hàng xóm mà từ bé cháu đã yêu quý như người thân”.
Chị Ngọc Vân (Giáo viên Tiểu học, Kim Liên, Hà Nội) chi sẻ: “Theo tôi, các bố mẹ bị ảnh hưởng tâm lý khi đọc nhiều thông tin trên báo chí về tình trạng mất an toàn của trẻ cũng là điều dễ hiểu. Chúng ta không nên đọc quá nhiều thông tin tội phạm tới mức bị ám ảnh nhưng theo tôi, chúng ta cũng nên đọc vừa đủ để biết được thực trạng xã hội đang như thế nào và phải làm gì để đem tới cho các con cuộc sống an toàn nhưng vui vẻ, hạnh phúc”.
Ứng dụng công nghệ mới hỗ trợ an toàn cho trẻ
Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội không chỉ là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam mà ở các nước phát triển, đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Ngay tại Châu Á, các nước Nhật và Hàn Quốc luôn đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc đảm bảo an ninh an toàn cho cá nhân, phương tiện và tài sản.
Với trẻ em, những thiết bị công nghệ như thiết bị định vị, thiết bị hỗ trợ an ninh cho trẻ từ lâu đã trở thành sản phẩm công nghệ phổ biến ở các nước này.
Tại Việt Nam, mới đây, công ty CP Công nghệ An ninh Toàn cầu (ANTC) đã cho ra mắt sản phẩm định vị Baby Alo nhằm triển khai dịch vụ Hỗ trợ an ninh an toàn cho cá nhân. Trong đó, ưu tiên trước nhất là cho trẻ em.
Ông Võ Trung Thành, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ An ninh ANTC cho biết: “Thiết bị Baby Alo của ANTC là thiết bị định vị GPS có chức năng thoại nhằm hỗ trợ phụ huynh cập nhật thông tin về vị trí của con cái khi không có điều kiện ở bên con liên tục. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ cần hỗ trợ khẩn cấp, bé chỉ việc nhấn nút SOS trên thiết bị, lập tức bố mẹ, người thân và trung tâm an ninh của ANTC sẽ nhận được tín hiệu SOS từ bé. Nếu xác định chắc chắn trẻ có nguy cơ cao đe dọa an ninh an toàn, chúng tôi sẽ lập tức liên hệ với cơ quan chức năng nơi gần nhất xử lý tình huống kịp thời”.
Trước thực trạng tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, tội phạm ngày càng gia tăng, có dấu hiệu trẻ hóa, hành động liều lĩnh, mất kiểm soát, ANTC đã chủ động đưa công nghệ, giải pháp mới vào đời sống, thực hiện mục tiêu xã hội hóa dịch vụ an ninh an toàn.
Những sản phẩm như Baby Alo của ANTC không những hữu ích cho phụ huynh và trẻ nhỏ trong hoàn cảnh bị đe dọa an ninh an toàn mà còn được ứng dụng phổ biến trong xã hội hiện đại để giúp bố mẹ quản lý, chăm sóc con cái tốt hơn về tình trạng sức khỏe, đi lại, học tập…