Bi hài chuyện vợ chồng trẻ đang tuổi đi học

Thấy con khóc ầm ĩ, Hiếu từ trong nhà tắm quát vọng ra: 'Bế nó dậy đi, nó khóc điếc tai quá'. Bực tức vì chồng không hiểu chuyện gì đang xảy ra, Thảo sửng cồ lên: 'Kệ nó, cho uống thuốc đã, đang khóc cho khóc một thể luôn'.

Bi hài chuyện vợ chồng trẻ đang tuổi đi học

> Sự thật kiều nữ PG đi làm gái gọi

> Ghen hộ con trai, bố chồng quyết 'bắt sống' con dâu ngoại tình

 

Thấy con khóc ầm ĩ, Hiếu từ trong nhà tắm quát vọng ra: 'Bế nó dậy đi, nó khóc điếc tai quá'. Bực tức vì chồng không hiểu chuyện gì đang xảy ra, Thảo sửng cồ lên: 'Kệ nó, cho uống thuốc đã, đang khóc cho khóc một thể luôn'.

Cuộc sống của những đôi vợ chồng còn trong độ tuổi đi học... luôn gắn với những vất vả, cực nhọc. Ảnh: minh họa
 

Không có tiền, vợ chồng cãi nhau như cơm bữa

Hiếu năm nay mới 22, còn Thảo chưa tròn 18 tuổi nhưng “vui quá đà” nên sinh ra thằng Tôm được gần 9 tháng. Đám cưới vội vàng vì cái bụng của Thảo lúc đó đã lùm lùm trông rõ, cả hai thuê một phòng trọ nhỏ trên đường Bạch Mai để tiện cho việc học của bố Tôm.

Đang học năm cuối, Hiếu bận lu bù với bài vở, thực tập và cả những đợt thực hành mà nhà trường bắt buộc lại cộng thêm cả việc vợ con nên chẳng lúc nào được vui vẻ. Những buổi đi học thì không sao cứ hễ về đến nhà là nghe con khóc rồi vợ hỏi tiền khiến cậu lúc nào cũng tỏ ra cáu bẳn.

Thằng Tôm sinh thiếu tháng nên quặt quẹo khiến ông bà ngoại suốt ngày phải lên đưa đi viện. Chồng đi học chưa có tiền mà con thì đau ốm, Thảo lại chỉ suốt ngày quanh quẩn ở nhà nên sinh ra cãi nhau thường xuyên như cơm bữa.

Thảo trách chồng làm cô khổ, bạn bè được đi học trong khi cô ở nhà bế con nhưng Hiếu cũng chẳng phải dạng vừa nên đáp lại như "chém chả". Cậu vênh mặt : “Ít ra thì anh cũng học đại học, ra trường còn có công ăn việc làm, còn em vừa học xong cấp 3 thì làm được trò trống gì?”.

Không ít những đôi vợ chồng như Hiếu, Thảo khi “ốc không mang nổi mình ốc” nhưng lại phải sớm “mang cọc cho rêu” khi những đứa trẻ ra đời.

Hạnh (sinh viên ĐH Thương mại) kể lại chuyện của vợ chồng Toàn, Lan cạnh phòng. Học cùng lớp đại học, hai người có tình cảm với nhau từ năm thứ nhất nhưng đã đi "quá đà" khiến Lan mang bầu nhưng quyết không bỏ. Thương Lan, Toàn cũng thẳng thắn nói chuyện với hai bên gia đình và tổ chức lễ cưới nhưng sống với nhau chưa đầy 5 tháng, cả hai đã như mặt trăng với mặt trời.

Có bầu, Lan lúc nào cũng uể oải và mệt mỏi, trong khi đi học về Toàn chỉ chúi mũi vào điện tử hay đi đá bóng với lũ bạn. Trước đây Lan yêu Toàn bởi cậu luôn nhiệt tình với bạn bề nhưng giờ thì cô tỏ rõ thái độ khó chịu.

Vợ mệt, cậu không ở bên an ủi động viên mà lại tót đi chuyển phòng cho đứa bạn thân hay chở thẳng bạn cùng lớp ra bến xe để kịp giờ ô tô. Càng ngẫm Lan càng thấy mình dại khi vội ăn trái cầm sớm để giờ không trách được ai, chỉ ngậm ngùi một mình chịu đựng.

Không học được vì phải chăm con

Như Thảo và Lan đều phải bỏ dở con đường học hành bởi công việc chăm con. Thỉnh thoảng bạn bè kể chuyện học đại học thích hơn nhiều ngày cấp 3, Thảo lại chạnh lòng quay mặt vào tường dấm dứt khóc.

Ngày còn học sinh, cô cũng nổi tiếng học được và đã từng đi thi học sinh giỏi thành phố, nhưng tình yêu với Hiếu đi sai đường nên cô phải chấp nhận. Bố mẹ hai bên khuyên đợi Tôm cứng cáp hơn rồi đi học lại, nhưng vì xấu hổ và tự ti với bản thân nên cô không có ý định học tiếp để luôn phải nghe chồng mắng nhiếc “Chẳng làm được cái trò chống gì với tấm bằng cấp 3!”.

Lan khá hơn, cô làm thủ tục bảo lưu học chậm 1 năm để sau khi sinh con xong sẽ tiếp tục đến trường. Tuy nhiên cũng không dễ dàng gì khi phải đối diện với những lời bàn tán, dèm pha của bạn bè và những người xung quanh. Bố mẹ ở tận dưới quê nhưng đi đâu cũng phải “cúi mặt” khi có ai nói động đến con gái vừa đi học, vừa lấy chồng sinh con.

Không chỉ có con gái, các ông bố trẻ cũng lao đao con đường học tập bởi nỗi lo cơm áo gạo tiền và trách nhiệm với gia đình nhỏ. Yêu “hết mình” một cách mù quáng không có sự tính toán cho tương lai sẽ vô tình tạo sợi dây buộc cản con đường đến với sự nghiệp học hành của bạn.

Hệ lụy cho cuộc sống vợ chồng sớm "ăn trái cấm" là đầy rẫy những khó khăn của cuộc sống, thế mới hiểu câu ông bà vẫn dặn “Hãy là hoa nhưng chớ nên là trái, hoa nồng hương nhưng trái lắm khi chua”.

Theo Dân Trí

Theo Đăng lại