[ẢNH] Chiến tranh Lạnh và nỗi ám ảnh mang tên đoàn tàu hạt nhân

TPO - Việc chế tạo đoàn tàu mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) được Liên Xô tiến hành từ những năm 1960, và được trình làng lần đầu tiên vào năm 1987. Đến năm 1994, đã có tổng số 12 đoàn tàu kiểu này được đưa vào biên chế; mỗi tàu gồm 3 bệ phóng ICBM được ngụy trang như tàu chở hàng thông thường.

Theo Hiệp định START-2 ký năm 1993 giữa Nga và Mỹ, Nga buộc phải dỡ bỏ các đoàn tàu tên lửa này khỏi hoạt động tác chiến trong vòng 10 năm. 

Hiệp định START-3 năm 2011 không có điều khoản nào quy định cấm nghiên cứu, phát triển loại hình vũ khí này.

Năm 2014, Tư lệnh lực lượng Tên lửa chiến lược Sergei Karakayev cho biết Nga bắt đầu xây dựng đoàn tàu hạt nhân Barguzin, sau bước hoàn tất thiết kế kỹ thuật. 

Theo ông Karakayev, tính năng kĩ chiến thuật của đoàn tàu Barguzin sẽ vượt xa những “người tiền nhiệm” và sẽ phục vụ trong quân đội Nga ít nhất là đến năm 2040.

Hiện có một tàu hỏa tên lửa hạt nhân được trưng bày tại Bảo tàng công nghệ đường sắt St Petersburg, còn gắn cả mẫu tên lửa R-23 UTTKh Molodets (Tổng cục Pháo binh – Tên lửa Bộ Quốc phòng Liên Xô gọi là 15Zh61; NATO định danh là Scapel còn Tình báo Quốc phòng Mỹ DIA gọi là SS-24) được Viện thiết kế Yuzhnoye phát triển và triển khai từ năm 1989.

Mỗi R-23 UTTKh Molodets này có 10 đầu đạn hạt nhân. R-23 UTTKh Molodets có tầm bắn 10.100 km, dài 23 m và đường kính 2,4 m. 

Hệ thống tên lửa đạn đạo phóng trên tàu hỏa 

Đầu máy diesel của đoàn tàu này nặng 116 tấn, đạt tốc độ tối đa 100 km/giờ.

Theo chuyên gia Mỹ, việc theo dõi một tàu chở tên lửa cơ động phải huy động khoảng 12 vệ tinh trinh sát, với nhiều tàu tên lửa thì số vệ tinh sẽ tăng gấp đôi.

Theo Theo Vpk