Những kết quả ấn tượng
Phong trào “Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân” đã được phát động lần đầu tiên năm 2012 trên toàn quốc nhằm huy động các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực làm tốt hơn nữa công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ở các vùng nông thôn trên cả nước.
Từ khi khởi động, phong trào đã được triển khai sâu rộng tới tất cả 63 tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, 47/63 tỉnh, thành (đạt 74,6%) đã triển khai phong trào xuống tới cấp thôn/bản/ấp.
Sau một thời gian triển khai chương trình, theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến tháng 12/2016, cả nước đã có 86% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 67% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong đó, Đồng Tháp, Tây Ninh, Đắk Nông, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình là những địa phương đạt kết quả tốt trong việc nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Đặc biệt mỗi năm, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh ở các tỉnh, thành tăng lên từ 2-3%.
Cùng với đó, cơ sở vật chất của các trạm y tế cũng được đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất. Tỷ lệ trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, được quản lý và sử dụng tốt cũng tăng từ 84,2% năm 2012 lên 94% năm 2016. Chất lượng nhà tiêu của trạm y tế dần được cải thiện tại hầu hết các tỉnh.
Có thể thấy, những kết quả thu được từ phong trào “Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân” đã mang tới những hiệu quả ban đầu góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.
Hiệu quả từ chương trình
Từ những kết quả thu được sau 5 triển khai, Phong trào “Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân” đã góp phần làm chuyển biến về nhận thức và thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng chống dịch bệnh và đặc biệt là tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh.
Người dân tại các địa phương trong cả nước đã tích cực tham gia các phong trào vệ sinh phòng bệnh với nhiều hình thức như: giữ gìn vệ sinh cá nhân; tham gia xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhằm phòng tránh tiêu chảy và bệnh tay chân miệng,…
Một số địa phương đã thu được những tín hiệu đáng mừng trong việc thay đổi nhận thức của nhân dân về hành vi vệ sinh. Tại Tuyên Quang, hầu hết các xã điểm, thói quen vứt rác bừa bãi được hạn chế, việc xây dựng nhà tiêu, chuồng trại hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch cho sinh hoạt ở một bộ phận cư dân nông thôn trong các xã từng bước được cải thiện. Đến nay, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong tỉnh đạt khoảng 85%; 61% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (năm 2012 chỉ đạt 48%).
Mục tiêu đến năm 2021, phong trào sẽ tiếp tục tăng cường sự tham gia phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác vệ sinh nâng cao sức khỏe của toàn dân, đưa phong trào lan tỏa rộng rãi và tạo được hiệu ứng tích cực