5 kiểu thái độ khiến bạn thất bại khi tìm việc

Thái độ của bạn có tác động không nhỏ đến sự thành bại của quá trình tìm kiếm việc làm. Một thái độ thiếu tích cực, thiếu thiện chí khiến người ta nghĩ rằng bạn không còn đủ đam mê để nỗ lực cho công việc này. Họ sẽ không thuê những ứng viên như thế.

5 kiểu thái độ khiến bạn thất bại khi tìm việc

Thái độ của bạn có tác động không nhỏ đến sự thành bại của quá trình tìm kiếm việc làm. Một thái độ thiếu tích cực, thiếu thiện chí khiến người ta nghĩ rằng bạn không còn đủ đam mê để nỗ lực cho công việc này. Họ sẽ không thuê những ứng viên như thế.

Ảnh: minh họa - Internet
 

Một thái độ tích cực, nhiệt tình sẽ có sức lan tỏa và ít nhiều khiến nhà tuyển dụng có cảm tình hơn dù việc nhận bạn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Theo Dave Sanford, chủ tịch cấp cao của một công ty tuyển dụng tại Mỹ, thái độ của ứng viên là cực kỳ quan trọng trong khi tìm việc, bởi nó tác động đến toàn bộ quá trình. Bạn không thể kiểm soát được việc nhà tuyển dụng gọi cho bạn, thích bạn nhưng bạn hoàn toàn có thể làm chủ và chủ động trong thái độ, cách thức tiến hành trong suốt quãng thời gian tìm việc.

Năm kiểu thái độ sau sẽ khiến bạn phải nếm mùi thất bại:

- Tôi sẽ không bao giờ tìm được việc làm

Cách nghĩ tiêu cực, thiếu niềm tin vào bản thân sẽ cản trở quá trình tìm kiếm công việc của bạn rất lớn. Nó không chỉ giết chết động lực mà còn đẩy lùi mọi bước đi bạn muốn. Nếu bạn nghĩ là bạn không thể thì bạn sẽ không có được kết quả.

Sanford cho rằng, thái độ tiêu cực có thể dẫn đến sai lầm ngay từ đầu bởi bạn sẽ hoàn toàn thiếu tự tin và không cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực bản thân cũng như mong muốn của mình.

Hãy giúp tôi

Thái độ cầu xin sự giúp đỡ từ người phỏng vấn là hoàn toàn không nên, thậm chí còn phản tác dụng bởi nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn không đủ năng lực nên mới phải nhờ vào sự giúp đỡ. Không ai có thể giúp bạn thành công ngoài sự nỗ lực của chính mình. Vì thế, thay vì thái độ cầu xin, bạn hãy tìm cách thể hiện bản thân thật tốt. Chẳng hạn, thay vì nói "tôi biết bạn không có thời igan nhưng hãy cố gắng vì tôi", bạn có thể nói rằng "Tôi có nhiều điều thú vị muốn chia sẻ, cả những điều tôi biết và những gì tôi có thể làm cho công ty của bạn", chắc chắn, cách nói thứ hai sẽ ấn tượng hơn nhiều.

- Tôi có thể làm bất cứ việc gì

Nộp đơn ứng tuyển vào mọi vị trí, chấp nhận làm bất cứ công việc gì công ty giao cho sẽ là một sự lãng phí thời gian không cần thiết. Một quá trình tìm kiếm việc làm thành công đòi hỏi ở chất lượng, năng lực và kinh nghiệm ứng viên ở một lĩnh vực cụ thể chứ không phải ở số lượng, ở phạm vi bạn có thể đảm nhận như một sự tạp nham "nhạc nào cũng nhảy".

Vì thế, nếu ứng tuyển vào mọi vị trí, điều đó sẽ khiến bạn bị tổn thương trong một thời gian dài vì chẳng có nhà tuyển dụng nào gọi đến. Hơn nữa, sự phân tán lĩnh vực công việc sẽ khiến bạn mất cơ hội nếu nhà tuyển dụng ấy muốn giới thiệu bạn với một đối tác, công ty khác bởi họ không hiểu bạn sẽ làm tốt những gì, chuyên về ngành nào.

- Tôi không đủ năng lực

Sự khiêm tốn là cần thiết nhưng sự thiếu tự tin, thậm chí tự tin vào năng lực bản thân hoàn toàn là một thái độ không đáng có trong khi tìm việc. Bạn dễ tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác bạn không thể ứng phó với những khó khăn phát sinh, không sẵn sàng đối diện với những vấn đề phức tạp. Và tất nhiên, bạn không thể thể hiện tốt bản thân nếu bạn không thực sự tin vào mình, vậy lấy gì để nhà tuyển dụng tin tưởng chọn bạn?

Hãy nhớ rằng, khi đã gọi bạn đến phỏng vấn, công ty đã đánh giá bạn có năng lực vì vậy, chẳng việc gì thay đổi cách nghĩ của họ vì thái độ thiếu tự tin của mình.

- Khi nào tôi cũng có chỗ mời về làm việc

Thái độ kiêu ngạo này chắc chắn sẽ khiến bạn bị loại khỏi danh sách của nhà tuyển dụng bởi thái độ, cách nghĩ sẽ thể hiện thành hành động tại nơi làm việc. Khi cái tôi quá lớn, ứng viên quá tự tin vào bản thân thì rất khó quản lý và công việc của người lãnh đạo khó lòng đạt hiệu quả.

Ngược lại với những thái độ thiếu thiện cảm ấy, các nhà tuyển dụng đúc kết và chia sẻ 5 kiểu thái độ dễ gây ấn tượng nhất:

- Tôi có thể làm được việc này

Nếu muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn nên suy nghĩ cẩn thận về những gì đã xảy ra trong cuộc sống, điều gì bạn có thể làm và việc gì không thể. Bạn hãy xem nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn gì, cần tháo gỡ vấn đề gì rồi đưa cho họ một giải pháp dễ thở hơn. "Tôi đến đây là để giúp công ty bớt gành nặng và khó khăn như hiện nay".

- Tôi thích tinh thần tập thể

Khả năng làm việc theo nhóm, hòa nhập với tập thể cũng là điều các nhà tuyển dụng mong muốn khi chọn ứng viên. Vì thế, hãy cho họ biết, bạn không muốn làm con sói đơn độc mà là một cầu thủ tuyệt vời trong một đội bóng xuất sắc.

- Tôi sẽ cố gắng vượt mọi khó khăn

Công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ và việc ứng phó nhanh chóng với khó khăn phát sinh là điều nhà tuyển dụng cần ở ứng viên. Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy, bạn sẵn sàng vượt qua bức tường rào cản ấy để có được một công việc như ý.

- Tôi chỉ cần có "quả bóng", không cần chỉ dẫn

Điều này cho thấy bạn có khả năng chủ động trong mọi việc, khả năng tự lập cao chứ không phải kiểu nhân viên thiếu kinh nghiệm, phải dắt tay chỉ việc.

- Tôi hiểu rõ những việc mình làm

Dù nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí nào, bạn cũng cần có sự nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng. Sự rõ ràng, rành mạch và thông tin sâu rộng bạn có được sẽ khiến nhà tuyển dụng hài lòng.

Sanford kết luận rằng, quá trình tìm việc bao giờ cũng gắn liền với những thăng trầm. Khoảnh khắc của sự phấn khích, hồi hộp dự đoán có lúc đi kèm thất bại. Điều quan trọng là người tìm việc phải hiểu rõ thái độ tác động như thế nào đến sự thành bại của quá trình tìm việc để điều chỉnh bản thân cho phù hợp.

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: vieclamtienphong@gmail.com.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hải Như
Theo CareerBuilder/Infonet, Zing.vn

Theo Đăng lại