AP cho biết, COP 16 lần này đánh dấu 30 năm ra đời Công ước Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD), cũng là hội nghị tập trung vào đất đai lớn nhất của Liên Hợp Quốc (UN) cho đến nay.
"COP 16 mong muốn tạo ra những ràng buộc về mặt pháp lý, cũng như yêu cầu các quốc gia tài trợ cho các hệ thống cảnh báo sớm và xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố ở các quốc gia nghèo, đặc biệt là châu Phi - nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu", AP viết.
Tại hội nghị, UNCCD đã công bố một báo cáo cho thấy, trong bối cảnh bùng nổ dân số, đô thị hóa mạnh mẽ, quỹ đất sản xuất suy giảm, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng chính là thời khắc quan trọng để chúng ta nhìn nhận lại một số vấn đề về tài nguyên và sử dụng bền vững tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều quốc gia đang khai thác và sử dụng đất không hợp lý nên dẫn đến trình trạng suy thoái đất, suy giảm sức sản xuất của đất. Do đó, rất cần những hành động thiết thực, ngay lập tức để bảo vệ đất - bảo vệ di sản ngàn đời của tự nhiên.
UNCCD cảnh báo rằng, nếu xu hướng nóng lên toàn cầu ngày tiếp diễn thì gần năm tỷ người - bao gồm hầu hết châu Âu, một số vùng phía tây nước Mỹ, Brazil, Đông Á và Trung Phi sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng đất đai khô cằn của vào cuối thế kỷ này. Báo cáo cũng chỉ ra, ngành nông nghiệp đang gặp rủi ro đặc biệt, có thể gây nên tình trạng mất an ninh lương thực, dẫn đến nạn đói cho các cộng đồng trên toàn thế giới.
Theo Reuters, đây là lần thứ tư các cuộc đàm phán của UN được tổ chức, nhằm mục đích để các quốc gia tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết tình trạng mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Trước đó, việc không đạt được thỏa thuận về vấn đề ô nhiễm nhựa khiến nhiều quốc gia lo lắng, đặc biệt là những quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.
AP thông tin, tại hội nghị, nước chủ nhà Ả Rập Xê Út cùng một số quốc gia khác và các ngân hàng quốc tế đã cam kết viện trợ 2,15 tỷ USD để hỗ trợ khả năng phục hồi hạn hán. Nhóm điều phối Ả Rập bao gồm 10 ngân hàng phát triển có trụ sở tại Trung Đông hứa sẽ viện trợ 10 tỷ USD vào năm 2030 để giải quyết tình trạng đất đai thoái hóa, sa mạc hóa và hạn hán. Các khoản tiền này dự kiến sẽ hỗ trợ 80 quốc gia dễ bị tổn thương nhất, chuẩn bị cho tình trạng hạn hán ngày càng tồi tệ hơn.
UN ước tính rằng từ năm 2007 - 2017 hạn hán đã gây thiệt hại 125 tỷ USD trên toàn thế giới, do đó thỏa thuận không được thông qua. Vì thế, các quốc gia tham gia thảo luận tại Riyadh quyết định hoãn vấn đề vừa nêu lại, cho đến cuộc đàm phán năm 2026 được tổ chức tại Mông Cổ.
“Cho đến tận phút cuối, các bên vẫn không thể thống nhất về việc liệu công cụ mới để ứng phó với hạn hán có nên mang tính ràng buộc về mặt pháp lý hay không”, Jes Weigelt - thành viên của Tổ chức nghiên cứu khí hậu châu Âu TMG Research, người đã theo dõi các cuộc đàm phán - trả lời bình luận trên mạng xã hội X với PV Tiền Phong. Vị này bày tỏ e ngại về việc COP 16 của UNCCD sẽ phải chịu chung số phận với COP về đa dạng sinh học và khí hậu năm nay vì không có thỏa thuận nào được thông qua.