10 thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất nếu không làm sạch

TPO - Thịt, sản phẩm sữa và trứng thường bị ô nhiễm, do đó phải được làm sạch và đun sôi trước khi ăn. Các triệu chứng thường gặp nhất của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ăn mất ngon, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và tiêu chảy.
Ảnh minh họa: Reader's Digest

Các biểu hiện bệnh lý do thực phẩm thường được gọi là ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn bị ô nhiễm, hư hỏng hoặc nhiễm độc. Các tác nhân gây bệnh có thể tìm thấy trong tất cả các loại thực phẩm mà con người tiêu thụ. Nấu chín thực phẩm giết chết hầu hết các mầm bệnh, đó là một trong những lý do tại sao bạn không nên ăn thực phẩm sống.
Thịt, sản phẩm sữa và trứng thường bị ô nhiễm, do đó phải được làm sạch và đun sôi trước khi ăn. Các triệu chứng thường gặp nhất của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ăn mất ngon, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và tiêu chảy.

Ngộ độc thực phẩm cũng có thể đe dọa đến tính mạng nhưng đôi khi rất khó để xác định loại thức ăn nào là an toàn để ăn. Nhưng, nếu bạn biết về các loại thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao, bạn có thể nấu chín trước khi ăn để diệt các mầm bệnh. Đây là 10 loại thực phẩm phổ biến nhất có thể gây ngộ độc thực phẩm.

1. Rau xanh
Các loại rau xanh là nguyên liệu không thể thiếu khi làm salad và các món ăn khác. Các loại rau xanh như rau diếp, rau bina, cải bắp dễ bị nhiễm bẩn, bùn và nước bẩn. Vì vậy, bạn nên rửa sạch và nấu chín các loại rau trước khi ăn.

2. Trứng
Trứng dễ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, xảy ra trong quá trình ủ trứng gà trước khi vỏ trứng được hình thành. Vì vậy, nấu chín là cách tốt nhất để tránh ngộ độc thực phẩm khi ăn trứng.

3. Thịt
Thịt gia cầm và thịt bò có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu không được chế biến đúng cách. Thịt dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella và Staph. Không nên ăn thịt chưa nấu chín kỹ.

4. Cá ngừ
Cá ngừ có chứa chất scombrotoxin có thể gây nôn mửa, nhức đầu và đau bụng. Nếu cá ngừ được bảo quản ở 60 độ sau khi bị bắt, có thể giải phóng độc tố không thể bị phá hủy bằng cách nấu nướng thông thường. Nên ăn cá tươi là tốt nhất.

5. Khoai tây
Khoai tây tươi được nấu chín đúng cách sẽ không gây ngộ độc. Khoai tây được trồng dưới bùn, cần được rửa sạch và làm sạch. Không nên ăn salad khoai tây được phục vụ trong các nhà hàng, vì có thể lây nhiễm chéo mầm bệnh.

6. Pho-mát
Hầu hết những người bị ngộ độc do pho- mát đều là những người ăn chúng ở nhà. Pho- mát có thể bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn như Salmonella hoặc Listeria, có thể gây sẩy thai.

7. Cà chua
Cà chua để ngoài không khí trong thời gian dài dễ bị hư hỏng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm. Để đảm bảo vi khuẩn không phát triển và nhân lên, hãy rửa cà chua dưới vòi nước, đun sôi trước khi ăn thay vì ăn sống.

8. Giá đỗ
Giá đỗ là một trong những thực phẩm được ưa chuộng đối với những người muốn giảm cân. Giá đỗ được coi là thức ăn lành mạnh, nhưng hạt mọc trong điều kiện ấm và ẩm ướt, thu hút vi khuẩn. Những người có hệ miễn dịch yếu, không ăn giá đỗ.

9. Động vật có vỏ
Động vật có vỏ như hàu, cua, tôm và tôm hùm thường chứa vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thậm chí trước khi chúng được đánh bắt. Động vật có vỏ có chứa mầm bệnh như vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu không được nấu đúng cách.

10. Quả mọng
Trái cây tươi như quả mâm xôi, dâu tây và quả việt quất có thể gây ngộ độc thực phẩm. Tại sao? Đây là những loại trái cây có chứa các khe nứt dễ bị nhiễm vi trùng. Những khe nứt này chứa đầy dư lượng thuốc trừ sâu, vi khuẩn và bụi bẩn dư thừa. Vì vậy, bạn cần phải làm sạch chúng đúng cách trước khi ăn.

Theo Theo Boldsky