> "Việt Nam tồn tại giữa búa và đe"
> Làm sao để ASEAN đoàn kết xử lý tranh chấp ở Biển Đông?
> Kiến nghị đưa vấn đề Biển Đông vào Hiến pháp
“Đường lưỡi bò” không tồn tại
GS.TS Nguyễn Bá Diến (Chủ nhiệm khoa Luật Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, qua các tư liệu lịch sử mà ông nghiên cứu, có thể khẳng định rằng, những lập luận của Trung Quốc về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa là hết sức yếu và mơ hồ, thiếu căn cứ khoa học và lịch sử.
“Giới luật học đang tiếp tục nghiên cứu thêm về vấn đề này, nhưng tới nay có thể tự tin rằng về mặt căn cứ khoa học pháp lý, Việt Nam có đầy đủ căn cứ chứng minh chủ quyền về Hoàng Sa, Trường Sa và bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc về chủ quyền 2 quần đảo này cũng như đường lưỡi bo”, GS Diến nói.
GS sử học Đỗ Bang (ĐH Huế) cũng khẳng định, theo nghiên cứu của ông, từ thời Tự Đức tới thời Pháp thuộc, các tài liệu đều xác định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Ông và các cộng sự chưa tìm thấy 1 trang sử, một bản đồ chính thống nào nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc dưới thời nhà Thanh.
Tất cả bản đồ của Trung Quốc trước thế kỷ 20 chỉ vẽ tới đảo Hải Nam. Trước 1984 (thời điểm Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa), tất cả tài liệu lịch sử đều chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của
Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của GS Phan Huy Lê về thời điểm Trung Quốc đưa đường 9 đoạn vào bản đồ lãnh thổ nước này, GS.TSKH Erik Franckx, (Trưởng khoa Luật Quốc tế, ĐH Brussels, Bỉ) nói rằng, ông không biết chính xác thời điểm Trung Quốc đưa đường lưỡi bò vào bản đồ chỉ biết chưa bao giờ Trung Quốc đưa vấn đề này ra công khai trước cộng đồng quốc tế.
Do đó, trong nhiều thập kỷ, các quốc gia coi như không biết sự tồn tại của đường 9 đoạn. Chỉ biết lần đầu tiên Trung Quốc đính kèm bản đồ có đường lưỡi bò để trình lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc để phản đối tuyên bố của Việt Nam về chủ quyền là vào năm 2009.
Đây là sự kiện quan trọng biến đường lưỡi bò thành một vấn đề công khai, được thế giới biết đến. Hiện nay, các tranh chấp trên biển Đông bắt đầu đi vào khu vực đường 9 đoạn.
Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa đưa ra được ý nghĩa của việc dựng lên đường 9 đoạn. Một đường biên giới phải có sự thỏa thuận ít nhất của 2 bên, không thể 1 bên đơn phương tự vẽ ra…
“Cho tới nay, với sự mập mờ, và gần như không đưa ra được chứng cứ pháp lý nào, gần như Trung Quốc không thể duy trì tuyên bố chủ quyền của mình về đường 9 đoạn mà nước này đã gửi kèm trong bức thư gửi Liên Hợp Quốc”, GS Erik khẳng định.
GS Erik Franckx nhận định, thời gian tới, Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn về việc bảo vệ và duy trì được tuyên bố của mình liên quan đường lưỡi bò.
GS Franckx cho rằng: Trung Quốc chưa đưa ra một lời giải thích rõ ràng nào về đường lưỡi bò và cách nước này công khai hóa đường lưỡi bò bằng cách in nó trên hộ chiếu là không có giá trị pháp lý.
Đối với luật quốc tế, việc chứng minh chủ quyền với các vùng lãnh thổ - lãnh hải chỉ bằng việc đưa ra bản đồ sẽ không có cơ sở pháp lý, GS Franckx khẳng định.
Tìm hướng đi mới trong tranh chấp
Làm thế nào để chung sống và cải thiện tình hình trong bối cảnh tranh chấp trên biển Đông gia tăng như hiện nay cũng là một hướng mới được các học giả đưa ra thảo luận.
GS.TS Đỗ Tiến Sâm (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc) nhắc lại Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh này được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2000, theo đó, Việt Nam được hưởng hơn 50% diện tích vịnh và Trung Quốc hưởng 46%.
Hiệp định này không chỉ tạo khuôn khổ pháp lý cho 2 nước quản lý, sử dụng và khai thác một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên trên vịnh, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho 2 bên cùng hợp tác phát triển vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, qua đó tạo nền tảng cho hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng.
GS.TS KH Vladimir Kolotop (Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, ĐH St Peterburg, Nga) cho rằng, kinh nghiệm lịch sử luôn nhắc nhở Việt Nam luôn thận trọng, đặc biệt đối với gây hấn từ Trung Quốc.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng áp lực với Việt Nam trong vấn đề tranh chấp biển Đông, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, để tranh thủ sự đồng thuận, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
Cùng với những chứng cứ pháp lý rõ ràng về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa, sự hợp tác này sẽ giúp Việt Nam có nền tảng vững chắc để bác bỏ lại những tuyên bố phi lý về chủ quyền của Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế.
Hội thảo Việt Nam học diễn ra trong 3 ngày từ 26 đến 28-11 quy tụ hàng trăm học giả trong và ngoài nước, trong đó có nhiều nhà khoa học quốc tế gắn bó với các vấn đề của Việt Nam trong nhiều thập kỷ.
Phát biểu tại Phiên khai mạc ngày 26-11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ nói chung; khoa học xã hội và nhân văn nói riêng là một nội dung quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Hội thảo quốc tế về Việt Nam học là một hoạt động rất có ý nghĩa, là dịp để các nhà khoa học và Chính phủ chia sẻ kinh nghiệm, tri thức về các lĩnh vực phát triển của Việt Nam, góp phần vào việc tăng cường hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên toàn thế giới.
Hội thảo được chia làm 15 tiểu ban, thảo luận các lĩnh vực…
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ nói chung; khoa học xã hội và nhân văn nói riêng là một nội dung quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam.