Vì sao xe tăng Nga bay tháp pháo mỗi khi trúng đạn?

Hình ảnh thường thấy mỗi khi xe tăng Nga bị bắn cháy là tháp pháo thường bị hất bay ra khỏi thân xe. Điều này khác hẳn với các xe tăng M1 Abrams của Mỹ. Tại sao lại có điều này?

Các loại xe tăng của Liên Xô trước đây và Nga ngày nay thường bị hất tung tháp pháo mỗi khi bị bắn cháy. Điều này lại không thường thấy trên xe tăng M1 Abrams của Mỹ.

Ngay cả khi trang bị giáp phản ứng nổ, chiếc T-72 nâng cấp này vẫn bị hất lộn ngược tháp pháo khi bị trúng đạn.

Chắc chắn không phải sức công phá của các loại vũ khí chống tăng đã làm ra điều này.

Đây chính là do triết lý thiết kế khác nhau của xe tăng Nga và Mỹ

Các xe tăng theo trường phái Liên-Xô (cũ) và Nga thường thiết kế giá đạn ngay trong buồng chiến đấu của mình.

Kể cả các loại xe có cơ cấu nạp đạn tự động thì băng tải chứa đạn cũng nằm tại vị trí này.

Còn các xe tăng của Mỹ và NATO, đạn chủ yếu thường được để ở ngăn chứa phía sau tháp pháo (bộ đội ta thường gọi đó là “bu gà”).

Vì vậy, khi xe bị cháy, nếu có xảy ra vụ nổ tập trung các đầu đạn thì cũng chỉ xảy ra ở phía ngoài và không đủ uy lực làm văng được tháp pháo ra.

Hình ảnh chiếc tăng T-72 bị tung tháp pháo trong một trận chiến gần đây.

Sức công phá lớn đến nỗi tháp pháo bị tung lên cao và cắm thẳng xuống đất như thế này.

Nhận thấy điều bất cập trong thiết kế này, những thiết kế mới nhất của Nga đã đi theo triết lý của phương Tây tức là để buồng đạn ra phía sau tháp pháo.

T-90MS và T-14 là những chiếc xe không để đạn pháo trong xe. Vì vậy sẽ tránh được việc tháp pháo bị văng ra xa khỏi thân xe như thế này.

Chắc chắn trong tương lai, hình ảnh như thế này sẽ không còn gặp đối với xe tăng của Nga nữa.

Theo Theo An ninh thủ đô