Vẻ đẹp kì bí của hang động dài nhất Đông Nam Á ở Tây Nguyên

TPO - Sáng nay, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp báo công bố phát hiện hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á.

Hệ thống hang động tập trung ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắc Nông với nhiều hang động và miệng núi lửa, kết quả của quá trình phun trào dung nham cách đây hàng triệu năm. 

Trong số đó hang động C7 với chiều dài 1066,5 mét được đánh giá là hang động dài nhất Đông Nam Á. Hang C3 nằm trong quần thể hang động này là hang động đứng thứ hai  về độ dài ở khu vực Đông Nam Á. Hang A1 thì có chiều dài đứng thứ năm về độ dài hang động núi lửa ở Đông Nam Á. 

Cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh những hang động dài nhất Đông Nam Á của các nhà khoa học thuộc Hội Hang động núi lửa Nhật Bản.

Một phần trần hang sập mở ra cửa hàng nhìn về phía phần thượng lưu hang C7.

Một đoạn hang ống.

Dấu vết về mức dòng dung nham còn lưu lại trên thành hang C7.

Một góc ở thượng lưu hang C7, việc còn sót lại 3 tầng địa mạo chứng tỏ dòng dung nham có thời gian phun trào khác nhau.

Một giống ốc sên chưa được xác định sinh sống trong hang C7.

Vết bám trắng trên thành hang C7. Theo các nhà khoa học, có thể do một loại vi khuẩn tạo nên.

Ảnh chụp khu vực gần ngã rẽ trong hang C7.

Toàn cảnh ngã rẽ trong lòng hang C7.

Một phần hang hình ống cong được tạo bởi dòng dung nham chảy trong hang C7.

Vẻ đẹp kỳ bí trong hang động.

các thành viên tham gia đoàn khảo sát hang C7.

Ánh nắng chiếu thẳng vào cửa hang C8.

Đo đạc bằng tia lazer ở phần thượng lưu hang C3.

Khuôn trong của một thân cây trong hang C3.

 Dung nham với nhiệt độ cao tạo nên đường cong có hình chiếc bàn.

Phía bên ngoài khu vực hang A1.

TS H.Tachihara – chủ tịch danh dự Hội hang động núi lửa Nhật Bản và ông Trương Quang Quý, Phó giám đốc Bảo tàng Địa chất tham gia khảo sát hang A1.