Úc cam kết liên minh với Mỹ chống Trung Quốc

Thủ tướng Úc Julia Gillard ngày 23-1 đã sử dụng bài diễn văn đầu tiên trong năm 2013 để khẳng định an ninh quốc gia là nhiệm vụ cơ bản nhất của Úc, đồng thời tái cam kết sẽ liên minh với Mỹ chống Trung Quốc.

Úc cam kết liên minh với Mỹ chống Trung Quốc

> Nhật, Mỹ dọa đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc
> Mỹ ủng hộ Nhật, cảnh báo Trung Quốc về Senkaku
> Trung Quốc điều thêm hai tàu hải giám tới biển Đông
> Thế trận liên minh Nhật Bản

Thủ tướng Úc Julia Gillard ngày 23-1 đã sử dụng bài diễn văn đầu tiên trong năm 2013 để khẳng định an ninh quốc gia là nhiệm vụ cơ bản nhất của Úc, đồng thời tái cam kết sẽ liên minh với Mỹ chống Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Úc Julia Gillard tại căn cứ quân sự Mỹ ở Darwin (Úc), tháng 5-2012.

Đó là nội dung một bài phân tích được đăng trên tạp chí World Politics Review (Mỹ) ra ngày 24-1. Bài diễn văn của bà Gillard có nhan đề “An ninh Quốc gia của Úc sau thập kỷ xảy ra vụ 11-9” giống như một tuyên bố rõ ràng rằng Úc sẽ kề vai sát cánh với Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama khi Washington nỗ lực ngăn chặn ảnh hưởng của Bắc Kinh. Động thái này cũng cho thấy Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến thể chế chính trị của Úc.

Bà Gillard mở đầu bài diễn văn bằng cách ủng hộ thập kỷ của chủ nghĩa quân phiệt và các cuộc chiến tranh do Mỹ lãnh đạo sau ngày 11-9 với lý do "chống khủng bố". Bà nhắc lại cuộc chiến ở Afghanistan, cuộc xâm lược Iraq, các đạo luật chống khủng bố mới. Bà Gillard cũng ca ngợi việc Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh mạng lưới khủng bố Al-Qaeda, Osama bin Laden.

Bên cạnh đó, bà Gillard nhấn mạnh: “Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ xác định “nhiệt độ” của các vấn đề khu vực trong những thập kỷ tới. Sẽ có sự cạnh tranh chiến lược do các lợi ích toàn cầu của Trung Quốc mở rộng”.

Mặc dù xung đột có thể chưa xảy ra, nhưng cạnh tranh sẽ “làm tăng tính toán sai lầm ở hàng loạt điểm nóng trong khu vực như Triều Tiên, eo biển Đài Loan, Biển Đông, biển Hoa Đông hoặc Ấn Độ-Pakistan”. Bán đảo Triều Tiên tiếp tục đứng bên bờ vực của một cuộc xung đột thảm khốc do Mỹ kiên quyết cô lập Triều Tiên. Eo biển Đài Loan căng thẳng do Mỹ bán các loại vũ khí cho Chính quyền Đài Bắc. Biển Đông là điểm đối đầu hải quân nguy hiểm do Mỹ ngầm ủng hộ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Philippines, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền ở hầu hết khu vực này.

Các địa điểm đặt căn cứ quân sự Mỹ tại Úc.

Mỹ yêu cầu Nhật Bản có một lập trường cứng rắn hơn chống Trung Quốc, khiến căng thẳng trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bị đẩy lên mức nguy hiểm. Việc Mỹ tuyên bố Ấn Độ là một “đối tác chiến lược” đã khiến quan hệ Mỹ-Pakistan căng thẳng.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Gillard khẳng định Chính phủ Úc sẽ “hỗ trợ đồng minh Mỹ tiếp tục đóng vai trò là một lực lượng ổn định trong khu vực”.

Nói cách khác, Trung Quốc phải rút lui trước mạng lưới liên minh khu vực và các hoạt động quân sự ngày càng tăng của Mỹ ở châu Á, nếu không Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ xung đột. Năm 2011, Chính phủ Úc tự nguyện trở thành một địa điểm quan trọng cho Mỹ tiến hành các công tác chuẩn bị chiến tranh.

Thủ tướng Gillard đã ký nhiều thỏa thuận với Tổng thống Obama, theo đó Mỹ sẽ đặt căn cứ đóng quân của lực lượng lính thủy đánh bộ, tàu chiến và máy bay ở phía Bắc và Tây Úc, để từ đó lực lượng Mỹ có thể đe dọa và chặn Trung Quốc đi qua các tuyến đường biển quan trọng giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và cắt đứt các nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cũng như các nhiên liệu thô khác của Trung Quốc.

Chính phủ của bà Gillard đang cắt giảm chi tiêu công để đưa ngân sách trở lại thặng dư, nhưng bà Gillard đã kết thúc bài diễn văn bằng việc bảo đảm với Mỹ rằng quân đội Úc sẽ tiếp tục là một đối tác đáng tin cậy trong các cuộc xung đột. Bà cam kết “mức chi tiêu quốc phòng của chúng tôi sẽ đảm bảo Úc tiếp tục là một trong 15 quốc gia hàng đầu về chi tiêu quốc phòng và chỉ đứng thứ hai sau Mỹ trên cơ sở bình quân đầu người”.

Để thực hiện cam kết, ngân sách quốc phòng hàng năm của Úc sẽ tăng gấp đôi lên gần 50 tỷ USD, hoặc ít nhất là 4% GDP, vượt chi phí quân sự bình quân đầu người của Israel, Singapore và Arập Xêút. Điều đó có nghĩa là Chính phủ Úc phải cắt giảm nhiều hơn chi tiêu dành cho y tế, giáo dục, phúc lợi… để trấn an Washington về các khả năng quân sự của Úc.

Bà Gillard không công khai tuyên bố chính sách an ninh của Chính phủ Úc nhằm chống Trung Quốc, một động thái có thể gây hậu quả lớn về kinh tế bởi vì Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Úc, nhưng bài phát biểu của bà Gillard cho thấy Úc đang ủng hộ Mỹ và đặt quân đội Úc vào tư thế sẵn sàng tham gia cuộc chiến chống Trung Quốc.

Theo S.Phương
Petrotimes

Theo Đăng lại