Đâm đuống được tổ chức vào dịp Tết, hội mùa, cưới xin và dựng nhà. Tục đâm đuống có lúc được gọi với tên khác là âm "chàm đuống". Chàm là đâm từ trên xuống.
Đồng bào Mường giã gạo bằng cối gỗ có hình chiếc thuyền độc mộc dài từ hai tới ba sải tay và chiếc đòn gánh thân thon ở giữa.
Điều đặc biệt của đâm đuống là chỉ do phụ nữ biểu diễn. Đây là tục lệ có tính nghệ thuật và tổ chức cả bản giã gạo nhưng nhà nào giã ở nhà đấy.
Mở đầu buổi diễn, một người già giã khai mạc gọi là chày cái. Sau đó sẽ tới con gái, cháu gái trong nhà giã gọi là “chày con”, “chày cái”.
Mỗi nhà có bao nhiêu phụ nữ sẽ chuẩn bị bấy nhiêu chày và số lúa để giã. Khi tiếng trống đình cất lên làm hiệu vào buổi sớm đầu năm, cũng là lúc tiếng chày đâm đuống rộn ràng khắp nơi.
Âm thanh của đâm đuống báo hiệu một mùa xuân mới, một vụ mùa mới với nhịp điệu nhịp nhàng, hàng trăm chiếc chày vang tiếng “kênh, kênh, kình”.
Nhịp đâm đuống được đổi theo “Kênh kình, kênh kình”, “kênh kênh kình, kênh kình”, “kình kình, kình kình”… Tất cả tạo nên bản hòa nhạc bằng cối giã gạo
Tục đâm đuống của đồng bào Mường ở Phú Thọ là biểu hiện tấm lòng trân trọng thành quả lao động của con người trong sản xuất nông nghiệp và sự đoàn kết giữa người với người trong bản Mường.