Tư tưởng nhân đạo trong các tác phẩm văn xuôi sau 1945

Ví trí của chuyên đề: Chuyên đề gồm 4 bài giảng về 3 tác phẩm nằm trong chương trình Ngữ văn 12: Vợ nhặt; Vợ chồng A Phủ và Chiếc thuyền ngoài xa.
Ảnh minh họa

- Tỉ trọng trong đề thi đại học: Cả 3 tác phẩm văn học này đều nằm trong giới hạn câu hỏi 2 điểm và câu 5 điểm thuộc phần Nghị luận văn học trong đề thi đại học, cao đẳng.

Ngoài ra, các vấn đề đặt ra trong các tác phẩm này hoàn toàn có thể là vấn đề yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ trong câu hỏi nghị luận xã hội 3 điểm.

Ví dụ: Nạn bạo hành; về cái Chân – Thiện – Mĩ; về tình người….

- Nội dung trọng tâm của chuyên đề: phân tích, tìm hiểu các kiến thức trọng tâm của 3 tác phẩm từ đó làm nổi bật tư tưởng nhân đạo trong từng tác phẩm.

Ngoài nội dung đó, học sinh cần chú ý những nội dung kiến thức sau:

  • Vợ nhặt: chú ý đến nhan đề truyện ngắn, các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ; các hình ảnh: lá cờ xuất hiện ở cuối truyện ngắn; bát cháo cám…; chú ý đến đặc sắc nghệ thuật…; các vấn đề khác: tình người, tình mẫu tử…
  • Vợ chồng A Phủ: hiểu rõ được sự chuyển biến trong tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông trên rẻo cao; phân tích được các tác nhân gây ra sự chuyển biến trong tâm trạng nhân vật (tiếng sáo, men rượu…); cảnh mùa xuân; nhật vật A Phủ; những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm…
  • Chiếc thuyền ngoài xa: nhan đề truyện ngắn; các nhân vật: người đàn bà hàng chài, người đàn ông hàng chài, nhân vật Phùng; một vài chi tiết, hình ảnh: hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa; chi tiết cuối truyện: khi nhìn bức tranh thì thấy hình ảnh người đàn bà bước ra từ bức tranh; các vấn đề xã hội: nạn bạo hành…
  • Ngoài ra cần chú ý: hoàn toàn có thể có đề dạng tổng hợp, so sánh qua các tác phẩm này, hoặc tác phẩm này với các tác phẩm khác, do đó học sinh cần có khả năng khái quát và phân tích vấn đề.

Ví dụ: Hình ảnh người phụ nữ trong 2 (hoặc 3) tác phẩm trên…; So sánh nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu và nhân vật Từ trong Đời thừa của Nam Cao…

- Danh mục tài liệu Hocmai.vn cung cấp cho chuyên đề:

+ Tài liệu bài giảng: hệ thống các luận điểm quan trọng giải quyết các đề về tư tưởng nhân đạo trong từng tác phẩm của chuyên đề.

+ Các bài tập tự luyện về 3 tác phẩm.

+ Gợi ý một vài câu hỏi trong bài tập tự luyện

- Lời khuyên cho học sinh khi học chuyên đề này

- Cần hiểu được từng văn bản, ghi nhớ các chi tiết quan trọng trong từng tác phẩm

- Có sự khái quát, tổng hợp và liên hệ hợp lí giữa các tác phẩm, các hình ảnh, chi tiết, các nhân vật trong tác phẩm này với các hình ảnh, chi tiết, nhân vật trong các tác phẩm khác

- Đây là khoá học dành cho đối tượng là HS khá trở lên, do vậy để đạt điểm cao, ngoài việc nắm chắc các kiến thức có trong tác phẩm, các em cần tìm hiểu thêm về các tác phẩm cùng tác giả và các kiến thức về lí luận văn học.

+ Một số câu hỏi từng xuất hiện trong đề thi ĐH, CĐ:

Câu 3b.  Đề thi Tuyển sinh Đại học môn Ngữ văn khối C năm 2013

Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉ đáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.

Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

Câu 3b: Đề thi Tuyển sinh Đại học môn Ngữ văn khối D năm 2013

Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng: nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp thơ mộng của cảnh vật. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng đầy trăn trở, lo âu về thân phận con người.

Từ cảm nhận của mình về nhân vật Phùng, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

> BẤM VỀ ĐÂY TẢI TÀI LIỆU BÀI GIẢNG

> BẤM VỀ ĐÂY TẢI TÀI BÀI TẬP TỰ LUYỆN

> BẤM VỀ ĐÂY TẢI TÀI ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Giáo viên Trịnh Thu Tuyết

Theo Hocmai.vn