Myanmar rơi vào hỗn loạn từ khi quân đội lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi, và làn sóng lây nhiễm mới nhất đang ập đến khi nhiều bệnh viện thiếu y bác sĩ.
Báo chí do quân đội Myanmar kiểm soát cho biết lô vắc-xin vừa được chuyển đến là của hãng Sinopharm.
Đầu tháng này, chính quyền quân sự Myanmar thông báo việc mua 4 triệu liều vắc-xin từ Trung Quốc, và Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 2 triệu liều nữa.
Tuy nhiên, nhiều người dân Myanmar vì sợ bị coi là hợp tác với chính quyền quân sự nên vẫn tránh các bệnh viện do quân đội quản lý.
Thay vào đó, các nhóm tình nguyện viên trên khắp nước này đang nỗ lực tuyệt vọng để bảo đảm nguồn oxy quý giá cho người mắc bệnh và đưa thi thể những người qua đời đi hoả táng.
Ngày 22/7, chính phủ trong bóng tối do các nghị sĩ bị lật đổ lập ra thông báo đã thành lập nhóm đặc trách COVID-19 của họ, để kêu gọi quốc tế hỗ trợ nguồn vắc-xin.
“Chính phủ thống nhất quốc gia” không cho biết họ sẽ làm cách nào để bảo quản và tiêm vắc-xin cho người dân Myanmar.
Mới khoảng 1,75 triệu trong tổng số 54 triệu dân nước này được tiêm phòng, theo số liệu được chính quyền công bố.
Bắc Kinh vẫn giữ được ảnh hưởng vượt trội ở Myanmar và không sử dụng từ đảo chính để mô tả hành động quân đội lật đổ chính quyền dân sự.
Ngày 21/7, Myanmar báo cáo 7.601 ca mắc mới, tăng khoảng 100% so với đầu tháng 6.
Đàu tháng này, báo chí nhà nước Myanmar đưa tin nhà lãnh đạo quân đội
Min Aung Hlaing đã đồng ý mua 2 triệu liều vắc-xin từ Nga.
Hệ thống y tế của Myanmar vốn đã chật vật đối phó với COVID-19 trước khi xảy ra đảo chính.
Năm ngoái, nhiều khu vực của nước này bị phong toả, dù việc thực thi lỏng lẻo vì người dân vẫn phải vật vả bảo đảm kế sinh nhai.