>> Nữ họa sĩ Mỹ vẽ chân dung Lê Đức Tuấn
Ông nói: Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nay xem lại những kỷ vật này, tôi thực sự xúc động. Những kỷ vật này tự nó đã nói lên tinh thần quả cảm của nhân dân Việt Nam, sự thông minh, tài trí của người lính bộ đội Cụ Hồ.
Nó còn nói lên cả tính nhân văn của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở về sự hi sinh, gian khổ của biết bao người Việt để có được độc lập, tự do ngày hôm nay.
Những kỉ vật kháng chiến này vẫn sống mãi với thời gian, nhắc nhở chúng ta về tâm hồn của một dân tộc, khí phách của một dân tộc. Vì vậy, nó phải sống mãi, phải truyền cho thế hệ sau hiểu được truyền thống anh dũng của cha anh để tiếp tục giữ gìn bờ cõi đất nước.
Thưa Chủ tịch, ông cũng vừa xem cuốn nhật ký bằng tranh và gặp tác giả Lê Đức Tuấn. Đây là cuốn nhật ký có số phận rất giống với nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm. Chủ tịch có thể nói đôi lời về câu chuyên nhân văn này?
Tôi đọc báo Tiền Phong và xem trên đài truyền hình, tôi rất xúc động. Và tôi cũng rất vui với niềm vui của họa sỹ Lê Đức Tuấn nữa.
Thực sự xúc động, khi mà người lính - họa sỹ trên đường hành quân ra trận, nhưng vừa đi vừa ký họa về cuộc sống lạc quan, yêu đời của người lính.
Những bức tranh của anh Tuấn nói lên tình cảm cách mạng, nó nói lên ý chí bất khuất của một thế hệ thanh niên ngày đó. Nếu như nhật kí của Đặng Thùy Trâm viết bằng lời thì nhật kí này của Lê Đức Tuấn viết bằng kí họa hết sức sâu sắc.
Những kỷ vật này giáo dục cho chúng ta và cả thế hệ đi trước nữa. Đừng bao giờ quên những cái khó nhọc, cái gian khổ, đừng bao giờ quay lưng lại với quá khứ, chống lại quá khứ. Phải tiếp tục trung thành với sự nghiệp của cha anh, của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tôi thấy nhiều người lớn tuổi rồi, từng trưởng thành trong kháng chiến nhưng nay bước vào cơ chế thị trường, vẫn không thoát được những cám dỗ của đồng tiền, sinh tật tham ô... Bởi thế, phải không ngừng rèn luyện.
Sau nhật ký bằng chữ của Đặng Thuỳ Trâm, cuốn nhật ký bằng tranh của Lê Đức Tuấn cũng do những lính Mỹ gìn giữ và nay trao trả lại cho phía Việt Nam. Điều này thể hiện tính nhân văn, nhân bản của con người là không có chiến tuyến, thưa Chủ tịch?
Ngày xưa mình đánh giặc là mình căm thù cái tàn ác, cái dã man, căm thù chủ nghĩa đế quốc. Chứ còn những con người, kể cả người đó từng là lính Mỹ, người ở phía bên kia chiến tuyến nhưng họ làm những gì tốt ta cũng phải hoan nghênh.
Cảm ơn Chủ tịch.
Bá Kiên thực hiện