> Yêu cầu xử lý vi phạm tại di tích chùa Trăm Gian
Chợt giật mình khi âm thanh cầu kinh cùng chuông mõ đều đều vọng từ gian Tam Bảo...
Túm người có tóc?
Quái? Mặt tiền chùa Trăm gian (Quảng Nghiêm tự) vẫn sừng sững? Phía trước vẫn là gác chuông cổ kính trầm mặc và hàng tùng cổ thụ châu tuần.
Sải những bước gấp gáp lên chùa chợt có chi vương vướng? Phải rồi hàng chục bậc đá xanh đã mòn vẹt dưới nhịp chân bao đời khách thập phương đã phong hóa thành ngấn trắng ngấn xanh theo năm tháng đã được thay mới bằng những vuông đá xứ Thanh đẽo gọt vuông vức! Thà bê đi đâu cho khuất, đằng này lại trần thùi lụi thứ cổ thạch chồng đống hoặc vương vãi ngay bên cạnh khiến mới ngó đã thấy chạnh lòng lẫn bực bội lắm cái sự thay cũ đặt mới hơi bị trắng trợn và thô thiển!
May quá là may! Vẫn thênh thang khoáng đạt gian Tam Bảo qua nhiều bận trùng tu nghe nói vẫn giữ nguyên dung mạo tam bảo như thuở vua Lý Cao Tông xây theo nguyện vọng của Ngài Thánh Bối.
Thánh Bối với công lao hộ quốc tí dân từng không biết bao lần được các triều vua vinh thăng sắc phong này khác.
Gian tam bảo còn chĩnh chiện uy nghi pho tượng cùng bài vị Đô đốc Đặng Tiến Đông, dũng tướng Tây Sơn đại phá quân Thanh.
Không rõ vị dũng tướng có công dẹp giặc hay có công tu sửa chùa? Nghe nói thân phụ của ngài là Đặng Tiến Vinh đã có công tu bổ ngôi chùa có từ đời Lý này và lần trùng tu lớn năm xa lắc ấy đã cũng vào chùa chẵn trăm mẫu ruộng.
Đã mấy bận ghé chùa nhưng tôi chưa đủ kiên nhẫn để đo dọc bước ngang làm một phép tính đơn giản! Ấy là đếm cột. Mỗi cột là bốn gian. Từ cột tính ra gian chùa. Có tên Trăm gian là thế? Nhưng nhiều người khăng khăng chùa Trăm gian không phải trăm gian mà trăm linh tư ( 104) gian cơ? Chả biết thực hư thế nào?
Hóa ra âm thanh kinh mõ râm ran kia là các bà, các cô vùng quanh đây cứ ngày sóc vọng lại nghiêm cẩn chíp bằng dâng lễ. Mùa Vu Lan thì nhặt hơn Tượng. Cửa võng. Hoành phi, câu đối... còn cả. Gian tam bảo mọi thứ vẫn tinh tươm nghiêm cẩn.
Người ta nói, phàm là chùa, thứ quan trọng vẫn là tam bảo. Trăm gian kết cấu theo kiểu chữ đinh. Gian tam bảo chính là nét gạch ngang cấu thành nên thứ chữ tượng hình ấy? Có lẽ chuế mắt nhất là cái trống đại đặt chình ình bên góc tam bảo. Hỏi ra mới hay trống ấy rinh từ nhà Khánh từ hôm dỡ ra để làm lại.
Gian Nhà Tổ sát bên nhà Khánh cũng bị phá dỡ làm mới. Và mấy chục bậc đá cổ dẫn lên chùa bị bóc ra làm mới. Có lẽ mấy bữa nay thiên hạ rầm lên một cụm từ gọn lỏn sắc lẻm và kinh khủng là chùa Trăm gian bị phá bị xâm hại chính là ba hạng mục này đây! Thành thử gian tam bảo cùng hàng chục hạng mục của Trăm gian dường cũng bị vạ lây vậy?
Cảm giác rờn rờn hoang hoải cứ đeo bám khi ngó hàng cột lim vàng ởn giăng giăng ở gian nhà Khánh và nhà Tổ? Có so sánh có đối chiếu hiện trạng hai hạng mục trên với hình ảnh cũ mới thấy lạnh người bởi sự đổi thay mất mát
Tôi chưa rõ cái ê kíp tu sửa từng làm tanh bành ba hạng mục kể trên người ta có định nhắm việc đổi mới cái gian tam bảo cùng gác chuông linh thiêng là thứ nhìn rõ nhất, ấn tượng nhất của Trăm gian? Nhưng may thay mọi thứ đã bị dừng bị đình lại! Cảm giác rờn rờn hoang hoải cứ đeo bám khi ngó hàng cột lim vàng ởn giăng giăng ở gian nhà Khánh và nhà Tổ? Có so sánh có đối chiếu hiện trạng hai hạng mục trên với hình ảnh cũ mới thấy lạnh người bởi sự đổi thay mất mát.
Cái màu gạch cổ vàng thau của nền nhà Khánh nhà Tổ bị lớp bê tông xám ngắt đè lên một cách phũ phàng. Ngó hệ thống chân tảng bằng đá xanh cứng ngắc thay cho những dãy chân tảng vờn lá đề hoa sen uyển chuyển mềm mại đặc trưng của những chân cột chân tảng thời Lý cứ như đang mất mát hụt hẫng đi thứ gì.
Ngó lên những đầu kèo những gối đỡ, tuy mù tịt về hình khối điêu khắc nhưng những nét chạm mới kia hình như cũng bớt sống động so với họa tiết cũ đi thì phải?
Công luận lâu nay đã trưng ra hàng chục từ không! Rầm rộ ầm ĩ gạch đá cưa đục gỗ lạt, chí chát búa tạ của việc phá ba hạng mục chùa Trăm gian rồi xây mới một cách ngớ ngẩn như thế suốt hơn ba tháng giời nhưng thôn Tiên Lữ đây, xã Tiên Phương này và huyện Chương Mỹ rồi cả thành Hà Nội đều không biết! Quả một sự lạ cái chuyện thôn xã huyện thành không biết! Các cấp chính quyền không biết! Chỉ có một người biết? Người đó là sư trụ trì chùa Trăm gian Thích Đàm Khoa là người chủ động ký vào biên bản vi phạm trước các cơ quan quản lý đi thanh sát kiểm tra ngày 24-8-2012!
Lỗi tại sư! Lỗi tại sư cùng!?
Hình như có gì đó chưa ổn và kém thỏa đáng khi chỉ mỗi vị sư trụ trì này gây nên mọi chuyện? Ghé nhà khách chùa Trăm gian khách thập phương vãn cảnh chùa chắc lấy làm hoan hỉ vừa lòng với cảnh trí xây cất bày biện.
Sự khang trang sạch sẽ như vỡ vạc thêm lòng sốt mến lẫn tháo vát của sư trụ trì. Chắc mối duyên nhà chùa với phật tử phải bền mới phát tâm được công đức của khách thập phương? Nào phòng ốc bàn ghế chả phải ít tiền mà sắm sanh được như thế?
Chẳng rõ sư trụ trì Thích Đàm Khoa có phật ý chút nào không khi có ký giả trong một bài viết chắc bức xức trước hành vi tự động phá ba hạng mục để xây mới đã gọi nhà tu hành này là bà Khoa? Sư Thích Đàm Khoa đang ngồi kia. Không phải một mình. Một chú tiểu đang cạo gió. Sư than phiền mấy bữa nay đương phải cảm, người không
được khỏe.?
Còn nữa
Kỳ 2: Những cái giật thột có lý
Ngó khối lượng gỗ ngói đổ nát tháo dỡ từ nhà Khánh nhà Tổ chất đống bừa bộn kia, phải là sốt mến lắm và cả tài năng nữa thì mới chắp nối hàn gắn bày đặt cho 3 hạng mục công trình chùa Trăm gian hao hao như nguyên trạng từng đậm dấu thành kính trong mỗi lương dân Việt?