Quy chế này có nội dung gồm 22 điều, trong đó một số điều quy định rõ về việc chấp hành theo pháp luật. Cụ thể, điều 11 của Quy chế ghi rõ công chức, viên chức, người lao động Sở VH-TT và các đơn vị trực thuộc khi ra nước ngoài phải: Chấp hành luật pháp Việt Nam và luật pháp của các quốc gia (vùng lãnh thổ), giữ gìn hình ảnh quốc gia, dân tộc, báo cáo cho lãnh đạo trường hợp ở quá thời gian xin phép...
“Nếu gia hạn ở nước ngoài vì việc riêng, nghệ sĩ phải làm đơn trình bày lý do cụ thể, thời gian. Trong trường hợp buộc phải ở lại do yếu tố khách quan, cần báo cáo cho lãnh đạo qua hộp thư điện tử công vụ, tin nhắn điện thoại hoặc các phương tiện, hình thức liên lạc khác, xác nhận được xin phép và nộp đơn ngay sau đó. Việc cho phép phải thể hiện bằng quyết định hành chính (thay vì qua trao đổi riêng). Sở cũng đề nghị các đơn vị trực thuộc quản lý chặt chẽ việc nghệ sĩ đi nước ngoài để kịp thời xem xét, kỷ luật trường hợp vi phạm”- Quy định ghi rõ.
Ngoài ra, tại điều 14 của quy chế cũng ghi rõ: “Trường hợp đi nước ngoài về việc riêng không có thư mời đích danh thì phải có hồ sơ xét duyệt bao gồm: Đơn đề nghị, mục đích chuyến đi, nguồn kinh phí, số ngày nghỉ… và được sự chấp thuận của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đang trực tiếp quản lý…”
Được biết, từ trước tới nay TPHCM là địa phương có số lượng các nghệ sỹ đi nước ngoài khá nhiều trong đó có những nghệ sỹ đi nước ngoài có tham gia biểu diễn, làm việc tại nước ngoài.
Việc sớm ra quy chế sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị trực tiếp quản lý người lao động có cơ sở để giám sát, quản lý người lao động hoạt động khi đi nước ngoài.