Tiêm kích MiG-21 Trung Quốc lần đầu sát cánh cùng F-22 Mỹ

Một lần hiếm hoi trong lịch sử, những chiếc tiêm kích MiG-21 do Trung Quốc chế tạo lại sát cánh bay bên cạnh những phi cơ F-22 hiện đại của Mỹ.

Cuộc diễn tập "vô tiền khoáng hậu" giữa các máy bay tiêm kích MiG-21 Trung Quốc cùng các máy bay thế hệ thứ năm cực kỳ hiện đại của Mỹ vừa diễn ra ở Pakistan. MiG-21 Trung Quốc sản xuất, hay còn có tên gọi khác là J-7 vốn đã được sản xuất từ năm 1966 và được Pakistan mua của Trung Quốc từ đầu những năm 1980. Nguồn ảnh: Sina.

So với những chiếc tiêm kích F-22 Raptor Mỹ, những chiếc J-7 rõ ràng không hề "có cửa". Tuy nhiên cuộc tập luyện vừa rồi cũng có thể giúp các phi công Pakistan quan sát, theo dõi và học hỏi được các kỹ năng chiến đấu của một phi công tiêm kích máy bay thế hệ thứ năm ở cực ly rất gần. Nguồn ảnh: Sina.

J-7 là chiếc tiêm kích đánh chặn Trung Quốc chế tạo dựa trên chiếc MiG-21F-13 của Liên Xô. Trung Quốc đã sản xuất được tổng cộng 2400 chiếc J-7, và tới nay vẫn còn phục vụ trong quân đội của rất nhiều quốc gia bao gồm cả Trung Quốc với nhiệm vụ của một máy bay đánh chặn. Nguồn ảnh: Sina.

Năm 1988, 20 chiếc đầu tiên trong đơn đặt hàng 60 chiếc từ Pakistan đã được phía Trung Quốc chuyển giao cho nước này. Từ đó tới nay, những chiếc J-7 trong Không lực Pakistan vẫn được tiếp tục sử dụng và hoạt động một cách bền bỉ. Nguồn ảnh: Sina.

Mặc dù được phát triển từ MiG-21 của Liên Xô, tuy nhiên các mẫu đầu tiên là J-7, J-7I và J-7II đều không thể hoàn thiện được các kỹ năng chiến thuật của MiG-21. Mãi đến phiên bản J-7III phía Trung Quốc mới xây dựng được một chiếc máy bay "ngang ngửa" với MiG-21MF về mọi mặt. Hiện những phiên bản J-7 của Ấn Độ có tên F-7M, là phiên bản hiện đại hơn so với J-7III được Trung Quốc phát triển từ năm 1984. Nguồn ảnh: Sina

Chiến đấu cơ F-22 của Mỹ là những chiến đấu cơ thế hệ thứ năm đầu tiên trên thế giới được biên chế chính thức. Điểm mạnh của F-22 so với các máy bay cùng thời đó là khả năng tàng hình và hệ thống radar mảng pha quét chủ động cực mạnh giúp nó có thể thực hiện lối đánh "du kích trên không", hạ gục đối phương trước khi kẻ địch kịp trở tay. Nguồn ảnh: Sina

So với những chiếc tiêm kích "thế hệ thứ ba lai thế hệ thứ tư" như MiG-21 của Liên Xô hay J-7 của Trung Quốc thì rõ ràng kẻ sinh sau đẻ muộn như F-22 có thể ví với một con quái vật. Mặc dù vậy, phía Mỹ vẫn thường đưa các máy bay chiến đấu hiện đại vượt trội của mình tham gia vào các cuộc tập trận chung cùng các lực lượng có sức mạnh không quân yếu kém trên thế giới với mục đích, vừa là để thể hiện sức mạnh quân sự, vừa là để "chào hàng". Nguồn ảnh: Sina.

Mặc dù vậy, Quốc hội Mỹ cùng Lầu Năm Góc từ lâu đã cấm xuất khẩu các máy bay F-22 ra nước ngoài. Tính đến thời điểm hiện tại, lệnh cấm xuất khẩu này vẫn còn đang có hiệu lực và Không quân Mỹ là lực lượng duy nhất trên thế giới hiện đang sở hữu các chiến đấu cơ F-22 Raptor. Nguồn ảnh: Sina.

Nhiều thông số kỹ thuật của F-22 đặc biệt là các thông số liên quan đến hệ thống radar mảng pha quét chủ động của nó hiện vẫn đang được giữ bí mật. Nguồn ảnh: Sina

Được bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 2005, đến nay đã 12 năm kể từ khi tung cánh, những chiếc F-22 dường như vẫn chưa tìm được một đối thủ cân xứng nào trên không. Các nước như Nga, Trung Quốc hiện giờ vẫn đang "tập tọe" nghiên cứu thử nghiệm các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Nguồn ảnh: Sina.

Theo Theo Kiến thức