- Theo Nghị quyết 21-NQ/TW, tới năm 2020, Việt Nam phải đạt tỷ lệ bao phủ BHYT trên 80% dân số. Vậy tới nay, chúng ta đã đạt được những kết quả như thế nào, thưa ông?
Tính đến hết tháng 9/2019, toàn quốc có trên 85,2 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 89,8% dân số. Dự kiến đến cuối năm 2019, sẽ đạt tỷ lệ 90% dân số tham gia BHYT. Như vậy, con số này đã vượt mục các mục tiêu đề ra, so với Nghị quyết 21 hiện đã vượt 9%.
- Như vậy, hiện vẫn còn 11% dân số với khoảng 10 triệu người chưa tham gia BHYT, khoảng trống này do đâu?
Hiện hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên; hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp dù được nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHYT từ 30 - 70%, nhưng tổng số người tham gia chưa cao. Qua khảo sát, những đối tượng này vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở khi tham gia BHYT. Một bộ phận người cận nghèo có tâm lý trông chờ, mong được ưu đãi, hỗ trợ nhiều hơn, thậm chí muốn làm hộ nghèo để cấp miễn phí thẻ BHYT. Hiện hộ nghèo được hỗ trợ miễn phí, còn hộ cận nghèo được hỗ trợ 70% tiền đóng BHYT, nên nếu 1 gia đình cận nghèo có 4-5 người cùng tham gia BHYT thì tổng số tiền đóng cũng khá lớn so với thu nhập của họ.
Hay với nhóm học sinh, sinh viên, hiện sinh viên tham gia thấp hơn học sinh, khi nhiều người trẻ cậy khỏe nên chưa tham gia BHYT. Ngoài ra, nhóm đối tượng BHYT hộ gia đình dù có tăng nhưng vẫn còn ít so với thực tế, khi nhận thức còn hạn chế, và nhiều người chỉ tham gia BHYT khi ốm đau, bệnh nặng. Mặt khác, tại một số địa phương chưa có sự quan tâm thỏa đáng tới phát triển đối tượng tham gia BHYT...
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn.
- Để phát triển bền vững đối tượng tham gia BHYT, thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ thực hiện những giải pháp gì?
Qua hơn 25 năm thực hiện chính sách BHYT, đã khẳng định mục tiêu BHYT toàn dân với đổi mới cơ chế tài chính y tế và mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân là hết sức đúng đắn. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như mong muốn, cần có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ từ tất cả các bên, từ cơ quan hoạch định chính sách, quản lý nhà nước, cơ quan tổ chức thực hiện, đến các cơ sở khám, chữa bệnh và người tham gia BHYT.
Từ góc độ của cơ quan tổ chức thực hiện, thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai nhiều nhóm giải pháp, như: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT; đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền gần gũi, phù hợp với từng nhóm đối tượng theo địa lý, trình độ, văn hóa, kinh tế xã hội. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của BHXH Việt Nam; đơn giản hóa các thủ tục hành chính; mở rộng hệ thống đại lý thu để người dân tham gia BHYT thêm thuận lợi. Đề xuất, nghiên cứu tăng hỗ trợ mức đóng BHYT đối với một số nhóm đối tượng đặc biệt.
Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thu đóng BHYT đối với các doanh nghiệp để ngăn ngừa tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHYT, ảnh hưởng đến quyền lợi khánh chữa bệnh BHYT của người lao động. Tăng cường công tác giám định BHYT; bảo vệ quyền lợi của người bệnh; ngăn ngừa và phòng chống các hành vi lạm dụng, trục lợi BHYT; đảm bảo nguồn quỹ BHYT được sử dụng an toàn, hiệu quả.
BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT; đặc biệt là công tác khám chữa bệnh nhằm mang lại sự hài lòng cho người cho bệnh.
- Xin cảm ơn ông!
Tính đến hết tháng 9/2019, toàn quốc có trên 85,2 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 89,8% dân số. Dự kiến đến cuối năm 2019, sẽ đạt tỷ lệ 90% dân số tham gia BHYT. Như vậy, con số này đã vượt mục các mục tiêu đề ra, so với Nghị quyết 21 hiện đã vượt 9%.
- Như vậy, hiện vẫn còn 11% dân số với khoảng 10 triệu người chưa tham gia BHYT, khoảng trống này do đâu?
Hiện hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên; hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp dù được nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHYT từ 30 - 70%, nhưng tổng số người tham gia chưa cao. Qua khảo sát, những đối tượng này vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở khi tham gia BHYT. Một bộ phận người cận nghèo có tâm lý trông chờ, mong được ưu đãi, hỗ trợ nhiều hơn, thậm chí muốn làm hộ nghèo để cấp miễn phí thẻ BHYT. Hiện hộ nghèo được hỗ trợ miễn phí, còn hộ cận nghèo được hỗ trợ 70% tiền đóng BHYT, nên nếu 1 gia đình cận nghèo có 4-5 người cùng tham gia BHYT thì tổng số tiền đóng cũng khá lớn so với thu nhập của họ.
Hay với nhóm học sinh, sinh viên, hiện sinh viên tham gia thấp hơn học sinh, khi nhiều người trẻ cậy khỏe nên chưa tham gia BHYT. Ngoài ra, nhóm đối tượng BHYT hộ gia đình dù có tăng nhưng vẫn còn ít so với thực tế, khi nhận thức còn hạn chế, và nhiều người chỉ tham gia BHYT khi ốm đau, bệnh nặng. Mặt khác, tại một số địa phương chưa có sự quan tâm thỏa đáng tới phát triển đối tượng tham gia BHYT...
- Để phát triển bền vững đối tượng tham gia BHYT, thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ thực hiện những giải pháp gì?
Qua hơn 25 năm thực hiện chính sách BHYT, đã khẳng định mục tiêu BHYT toàn dân với đổi mới cơ chế tài chính y tế và mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân là hết sức đúng đắn. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như mong muốn, cần có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ từ tất cả các bên, từ cơ quan hoạch định chính sách, quản lý nhà nước, cơ quan tổ chức thực hiện, đến các cơ sở khám, chữa bệnh và người tham gia BHYT.
Từ góc độ của cơ quan tổ chức thực hiện, thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai nhiều nhóm giải pháp, như: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT; đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền gần gũi, phù hợp với từng nhóm đối tượng theo địa lý, trình độ, văn hóa, kinh tế xã hội. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của BHXH Việt Nam; đơn giản hóa các thủ tục hành chính; mở rộng hệ thống đại lý thu để người dân tham gia BHYT thêm thuận lợi. Đề xuất, nghiên cứu tăng hỗ trợ mức đóng BHYT đối với một số nhóm đối tượng đặc biệt.
Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thu đóng BHYT đối với các doanh nghiệp để ngăn ngừa tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHYT, ảnh hưởng đến quyền lợi khánh chữa bệnh BHYT của người lao động. Tăng cường công tác giám định BHYT; bảo vệ quyền lợi của người bệnh; ngăn ngừa và phòng chống các hành vi lạm dụng, trục lợi BHYT; đảm bảo nguồn quỹ BHYT được sử dụng an toàn, hiệu quả.
BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT; đặc biệt là công tác khám chữa bệnh nhằm mang lại sự hài lòng cho người cho bệnh.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Luật BHYT, có 5 nhóm đối tượng tham gia BHYT, tính tới tháng 5/2019, số người tham gia theo các nhóm này gồm: Nhóm do người sử dụng lao động và người lao động đóng, hiện trên 13,4 triệu người tham gia BHYT. Nhóm do tổ chức BHXH đóng (người đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hang tháng) trên 3,1 triệu người. Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng (trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người có công với cách mạng, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên; đối tượng bảo trợ xã hội…) trên 34,2 triệu người. Nhóm do ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng (hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên, hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình…) trên 17,1 triệu người. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình trên 16,7 triệu người.