> Tận thu cũng không đủ tiền bảo trì đường bộ
> Trung tâm đào tạo lái xe ngắc ngoải
Hơn nữa, trước đây khi còn đang dự thảo, ý kiến hầu hết bộ ngành, đặc biệt Bộ Tài chính chọn thu qua “đầu” phương tiện.
Theo Thứ trưởng Đông, trước đây Bộ GTVT đã đưa ra 2 phương án (thu qua đầu phương tiện và nhiên liệu) để lấy ý kiến rộng rãi.
“Nếu thu qua nhiên liệu thì phí chồng phí, các bộ không ủng hộ, nhất là Bộ Tài chính. Trong khi đó, có nhiều phương tiện chạy xăng, dầu không hoạt động trên đường bộ. Ví dụ tàu tuyền đánh bắt cá chạy đường thủy, hàng hải; tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp; khai mỏ...
Trên thế giới, nhiều nước cũng thu qua đầu phương tiện. Nếu thu qua nhiên liệu sẽ không công bằng giữa các ngành”, ông Đông nói.
Thứ trưởng Đông cũng dẫn Lào đã thu phí Bảo trì Đường bộ qua phương tiện được 10 năm, Việt Nam dự kiến thu từ năm 2002, nhưng mãi sau này mới thông qua được Nghị định.
Cho đến nay, loại phí này cũng đã được lùi thu 6 tháng (đến tháng 1-2013 mới có hiệu lực).
Hồi tháng 2-2011, khi được hỏi ý kiến, nguyên Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng từng nói: “Thu phí lập Bảo trì Đường bộ qua phương án nào cũng có mặt trái, mặt phải của nó. Chẳng có phương án nào hoàn thiện cả. Vấn đề là chọn hình thức phù hợp nhất để làm”.
Tối 26-11, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng (người ủng hộ phương án thu qua nhiên liệu từ khi đang là dự thảo lấy ý kiến), nói: “Tôi vẫn bảo lưu ý kiến, nếu thu gián tiếp qua xăng dầu sẽ đảm bảo công bằng, không thất thu. Tôi được biết, Bộ GTVT trước đó lấy ý kiến có ủng hộ quan điểm thu phí Bảo trì Đường bộ qua xăng dầu, nhưng Bộ Tài chính không đồng ý”.
Nhưng cơ quan chức năng cho rằng thu qua nhiên liệu sẽ khó do có nhiều phương tiện không chạy trên đường bộ? “Dù khó cũng phải làm, đừng đẩy khó cho dân.
Hiện, máy bay, đường sắt, đường biển đã có trạm cung cấp nhiên liệu riêng; chỉ còn một chút phương tiện sản xuất nông nghiệp không đáng kể, vẫn có thể giải quyết được. Nhà nước phải xử lý cái khó, có lợi cho dân chứ”. Ông Hùng nói.
Dự kiến, tổng số phí Bảo trì Đường bộ thu được khoảng 6.000 tỷ đồng/năm. Được biết để tránh phí chồng phí trên đường bộ, Bộ GTVT đã bỏ nhiều trạm thu phí đường bộ của nhà nước.