Ông Trump cũng tuyên bố khôi phục các biện pháp trừng phạt của Mỹ liên quan tới vấn đề hạt nhân nhằm vào chính quyền Iran và sẽ áp đặt trừng phạt ở mức cao nhất. Mỹ cho rằng Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) đã không ngăn cản được Iran phát triển vũ khí hạt nhân và hỗ trợ các nhóm vũ trang mà Mỹ coi là khủng bố. Hai bên đã có vòng đàm phán đầu tiên tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc về việc duy trì quan hệ đối tác chặt chẽ trong vấn đề này. Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) khẳng định Iran đã tuân thủ tất cả các điều kiện được đưa ra trong JCPOA.
Mới đây, Văn phòng công tố viên Munich (Đức) đã thi hành lệnh bắt giữ ông Rupert Stadler, CEO Audi (thuộc Tập đoàn Volkswagen - VW) vào 18/6 do liên quan đến những bê bối gian lận khí thải. Cụ thể, theo Zing, ông Rupert Stadler được cho là có liên quan đến việc Audi bán những chiếc xe động cơ diesel tích hợp phần mềm gian lận tại Mỹ và châu Âu kể từ năm 2009. "Chúng tôi có bằng chứng rõ ràng để bắt Rupert", công tố viên Munich cho biết. Trong khi đó, Stadler phủ nhận mọi cáo buộc. Sau vụ việc của Audi, nhiều nhà sản xuất ô tô lớn khác cũng đang bị điều tra về việc gian lận cũng như quảng cáo sản phẩm bất hợp pháp. Rupert Stadler đã làm việc cho Volkswagen từ năm 1994, trở thành người đứng đầu Audi vào năm 2007, hai năm trước khi các hoạt động gian lận khí thải bị cáo buộc bắt đầu.
Ngày 19/6, máy bay chở đội tuyển quốc gia Saudi Arabia đã bị bốc cháy ở trên không khi đang trên đường đến thành phố Rostov-on-Don của Nga để chuẩn bị cho trận đấu tiếp theo gặp Uruguay. Máy bay Airbus A319-100 của hãng hàng không Russian Airlines gặp trục trặc kỹ thuật ở phần động cơ và đã bốc cháy. Rất may, tất cả các thành viên đội tuyển đều đã xuống sân bay an toàn và trở về khách sạn. Saudi Arabia sẽ đối đầu với Uruguay vào ngày 20/6.
Đêm 18/6, một vụ nổ súng đã xảy ra tại trung tâm thành phố Malmo ở miền Nam Thụy Điển, khiến ít nhất 4 người bị thương. Cảnh sát đã phong tỏa nhiều khu phố ở thành phố Malmo để truy tìm thủ phạm. Theo một số thông tin ban đầu, một người đàn ông đã dùng súng tự động bắn vào đám đông ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Thụy Điển trước Hàn Quốc tại Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2018 tổ chức ở Nga.
Một nhóm người hâm mộ bóng đá Thụy Sĩ trên đường lái ô tô đến Nga cổ vũ cho đội tuyển nước nhà đã vô tình đi vào khu vực chiến sự ở Donbass (Ukraine) và thậm chí còn ra tới tiền tuyến. Thông tin trên được một nhà báo Ukraine đồng thời là một tình nguyện viên cô Anna Dombrovskaya xác nhận trên tài khoản Facebook. "Thiết bị định vị dẫn đường đã dẫn họ tới khu vực Donetsk. Thậm chí họ còn lên kế hoạch ở tại khách sạn Amvrosievka trong khu vực này”, Anne chia sẻ. Nhóm người hâm mộ Thụy Sĩ dường như cũng không biết rằng họ đang ở miền Đông Nam của Ukraine, nơi nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng đòi độc lập. Anna cho biết nhóm người đó đã rất sốc khi nhìn thấy cảnh nhà bị phá hủy ở đây.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết Ấn Độ vừa tuyên bố tăng thuế đối với 30 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ gồm trái cây, hóa chất, kim loại và mức thuế này sẽ có hiệu lực từ ngày 21-6 tới. Đây được xem như động thái đáp trả biện pháp trừng phạt thương mại trị giá 241 triệu đô mà Mỹ áp lên mặt hàng nhôm và thép của Ấn Độ hồi tháng 3-2018. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác đang ngày càng leo thang. Ba đối tác lớn của Mỹ là EU, Mexico và Canada đã chỉ trích gay gắt quyết định áp thuế lên nhôm, thép và có những phản ứng mạnh mẽ đáp lại.
Rạng sáng 19/6, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo nước này và Mỹ đã nhất trí tạm ngừng cuộc tập trận chung Người Bảo vệ Tự do Ulchi dự kiến diễn ra vào tháng 8 tới, trong bối cảnh các bên đang nỗ lực đối thoại để phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Trong tin nhắn gửi các phóng viên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, "tiếp sau sự hợp tác chặt chẽ, Hàn Quốc và Mỹ đã quyết định ngừng một hoạt động chuẩn bị cho cuộc tập trận Người Bảo vệ Tự do Ulchi" và hai bên "có kế hoạch tiếp tục tham vấn về những biện pháp bổ sung." Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng cho hay hiện chưa có quyết định liên quan đến các cuộc tập trận chung khác.
Vào ngày 29-6 tới, hãng tin Yonhap và Bộ Thống nhất Hàn Quốc sẽ đồng chủ trì một diễn đàn thường niên tại Seoul để thảo luận về các nỗ lực hiện nay nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và thiết lập hòa bình dài lâu trên bán đảo này. Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon sẽ có bài diễn văn chủ đạo, còn cựu bộ trưởng bộ này Lim Dong-won có bài thuyết trình về một bản tuyên bố đề xuất chính thức kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và xây dựng một chế độ hòa bình trên bán đảo này. Trung Quốc đã thăm dò thái độ của Nhật Bản và Hàn Quốc về việc tiến hành một cuộc gặp thượng đỉnh ba bên lần nữa vào tháng 12 tới tại thủ đô Bắc Kinh, với hy vọng thúc đẩy hợp tác phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Truyền thông Nhật Bản cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể có cuộc gặp lần thứ 3 với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Nikkei Asian Review (Nhật Bản) dẫn nguồn tin giấu tên cho biết ông Kim Jong Un sẽ bay đến thủ đô Bắc Kinh trong ngày 19/6. Các biện pháp bảo vệ an ninh đang được giới chức Trung Quốc tiến hành. Đây sẽ là lần thứ 3 trong năm ông Kim Jong Un đến Trung Quốc gặp ông Tập. Dự kiến, ông Kim sẽ thông báo cho ông Tập về kết quả thượng đỉnh Mỹ - Triều ngày 12/6 ở Singapore, đồng thời tham vấn về chiến lược đàm phán trong tương lai.
Khoảng 18.000 binh sĩ đến từ 19 quốc gia, trong đó chủ yếu là thành viên của khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa kết thúc cuộc tập trận mang mật danh Saber Strike 18 diễn ra ở các nước Ba Lan, Latvia, Lithuania và Estonia. Đây là cuộc tập trận đa quốc gia thường niên nhằm “tăng cường khả năng phản ứng nhanh và củng cố mối quan hệ đồng minh nhằm đối phó với khủng hoảng” – theo thông cáo của quân đội Mỹ ở châu Âu. Phía Mỹ nhấn mạnh cuộc tập trận là “một minh chứng rõ ràng cho cam kết và sự đoàn kết của liên minh”.