Do đó, hiểu rõ về tranh chấp Biển Đông liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp và đan xen nhau như khiếu nại pháp lý, kinh tế, địa lý, quan trọng nhất là lãnh thổ và chủ quyền.
Nằm ở phía Đông của Việt Nam, phía Nam Trung Quốc và phía Tây Phillippines, phía bắc Indonesia, tây bắc Malaysia, Brunei, đông bắc Singapore , Biển Đông được xem như “trái tim hàng hải” của Đông Nam Á. Nhờ vị trí chiến lược, trải dài từ eo biển Malacca ở phía đông đến eo Đài Loan ở phía bắc, Biển Đông là vùng nước đông đúc thứ hai thế giới, hơn một nửa số tàu thương mại và tàu chở dầu phải đi qua khu vực này.
Biển Đông cũng là vùng biển chiến lược liên kết Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những cường quốc hải quân, cả khu vực và ngoài khu vực. Khu vực bao gồm 200 hòn đảo nhỏ, các rạn san hô và phần lớn thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tranh chấp Biển Đông bắt nguồn từ sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, khi các quốc gia tiếp giáp với biển chiếm giữ các đảo khác nhau.
Kể từ những năm 1990, tranh chấp đã chuyển từ lãnh thổ đơn thuần sang tuyên bố cạnh tranh, tiếp cận khai thác dầu và khí đốt cũng như tài nguyên hải sản và đại dương. Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho hay trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông vào khoảng 28 tỷ thùng (theo ước tính của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ năm 1993/1994). Trong khi Trung Quốc ước tính trữ lượng vào khoảng hơn 200 tỉ thùng. Tuy nhiên, con số này khó có thể xác minh bởi nhiều khu vực chưa thể khoan thăm dò do nằm trong vùng nhạy cảm hoặc chưa được thử nghiệm xem liệu có phù hợp về mặt công nghệ và kinh tế để khai thác.
Điều đó đủ thấy Biển Đông phong phú, dồi dào tài nguyên, tiềm lực song cũng là khu vực vô cùng nhạy cảm, ẩn chứa nguy cơ xung đột.
Mới đây, Trung Quốc bắt đầu làm Biển Đông “dậy sóng” khi ngang nhiên tuyên bố chủ quyền ở phần lớn Biển Đông, bao gồm cả những khu vực được Liên Hợp Quốc công nhận là các khu đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng như Việt Nam, Phillippines và Brunei.
“Lờ” đi những quy định của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc lập luận rằng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông là hợp pháp, dựa trên vùng đặc quyền kinh tế và nguyên tắc thềm lục địa cũng như chứng cứ lịch sử từ thời nhà Hán (năm 110 SCN) và nhà Minh (1403-1433). Trên thực tế, năm 1974, Trung Quốc đã chiếmđóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Các bên tranh chấp Biển Đông liên tục mở rộng quân sự, tăng cường thực thi pháp luật trên khu vực mình tuyên bố chủ quyền.
Tương tự, hội nghị thượng đỉnh được tổ chức hồi tháng 7 diễn ra trong không khí vô cùng căng thẳng và kết thúc mà không đưa ra được thông cáo chung nào. Khi đó, Trung Quốc cũng bị cáo buộc dùng tầm ảnh hưởng của mình để buộc nước chủ nhà Campuchia đưa các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ ra khỏi chương trình nghị sự.
Trung Quốc cũng đang trên đường hiện đại hóa khả năng quân sự của mình trong khu vực, điều này đã làm cho Mỹ “nóng mũi”. Mỹ đã tăng mức hỗ trợ cho Đông Nam Á, chi 50 triệu USD cho Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong. Các đối tác trong khu vực như Phillippines đã nhanh chóng mua vũ khí, các nước khác như Việt Nam, Malaysia, Brunei cũng tăng cường hải quân, tích cực cử tàu chiến, thuyền đánh cá đến khu vực.
Dù gì đi chăng nữa, sự hấp dẫn của Biển Đông ở thương mại, năng lượng cũng như ý nghĩa chiến lược toàn cầu chính là ngòi nổ cho những xung đột có thể xảy ra trong tương lai nếu các bên thiếu kiềm chế, không tôn trọng luật pháp quốc tế.
Phan Yến
Theo Indepthnews