Su-57 – F-22: Kỳ phùng địch thủ

TPO - Su-57 có thể mang theo tối đa 10 tấn vũ khí, có khả năng bay siêu tốc với vận tốc tối đa 2.600 km/giờ (tầm bay đối đa 5.500 km), có thể phát hiện mục tiêu tấn công ở khoảng cách tối đa 400 km. F-22 có thể thực hành các động tác cơ động cực khó trên không, phát hiện được các mối đe dọa hiện hữu ở khoảng cách xa, trong khi vẫn duy trì được khả năng tàng hình.

Su-57 được thiết kế để thay thế những chiếc MiG-29 Fulcrum và Su-27 Flanker biên chế trong các lực lượng vũ trang Liên bang Nga.

Su-57 có thể mang theo tối đa 10 tấn vũ khí, có khả năng bay siêu tốc với vận tốc tối đa 2.600 km/giờ (tầm bay đối đa 5.500 km), nhanh hơn cả máy bay chiến đấu tối tân của Mỹ F-22 Raptor (2.410 km/giờ), có thể phát hiện mục tiêu tấn công ở khoảng cách tối đa 400 km.

Tuy nhiều thông số kỹ thuật chi tiết của tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 được tiết lộ, nhưng Nga vẫn đang giữ bí mật về các loại vũ khí của mẫu máy bay này.

Trong khi đó, F-22 của Mỹ là tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên và khác với bất kỳ chiến đấu cơ nào trên thế giới. Đây là loại máy bay có thể thực hành các động tác cơ động cực khó trên không, phát hiện được các mối đe dọa hiện hữu ở khoảng cách xa, trong khi vẫn duy trì được khả năng tàng hình.

F-22 dễ dàng thực hiện loạt các động tác cực khó trên không như bay theo phương thẳng đứng, xoay đầu chuyển hướng xuống trong thời gian ngắn.

Trong không chiến, các thông số như tốc độ tối đa không phải là tất cả. Ngoài tính năng bay hành trình ở tốc độ siêu thanh, khả năng hãm tốc độ và cơ động tiếp cận mục tiêu của F-22 rất quan trọng trong không chiến tầm gần.

Tiết diện phản xạ radar của F-22 được cho là chỉ bằng một viên bi. Bởi vậy, nó vẫn là niềm hy vọng duy nhất của Mỹ trong việc chọc thủng lưới phòng không dày đặc của đối phương.

Bên cạnh đó, để tấn công các mục tiêu được các hệ thống tên lửa phòng không tối tân bảo vệ, phi công F-22 cũng được huấn luyện xử trí tình huống thông minh hơn.

Tuy nhiên, theo giới phân tích quân sự, điểm vượt trội chủ yếu của Su-57 so với F-22 chính là lực đẩy lớn (36 tấn/giây so với 32 tấn/giây của F-22 Mỹ). Điều này còn cho thấy, tiêm kích Su-57 của Nga đạt được khả năng siêu cơ động trong khi cận chiến trên không mà F-22 Raptor của Mỹ không có được.